Xương sọ của người lùn đảo Flores, hóa thạch khủng long có lông, bò sát 3 mắt hay hóa thạch cổ xưa của mực ống... là những phát hiện lý thú của các nhà cổ sinh vật học năm qua.
|
Đứng đầu trong danh sách Những phát hiện hóa thạch lý thú năm 2016 do tờ Guardian bình chọn là mảnh xương hàm dưới của tổ tiên 700.000 năm tuổi của “Người lùn đảo Flores” (Homo floresiensis, hay còn có biệt danh là người Hobbit). Phần xương và răng này là thành quả nhiều năm lao động vất vả của các nhà khoa học dưới cái nắng gay gắt tại một khu vực hẻo lánh phía đông Indonesia. Trong ảnh, phần xương hàm màu xanh là hóa thạch được tìm thấy tại Indonesia, đầu lâu bên trái là của người Homo floresiensis, so sánh với đầu lâu của người hiện đại (phải). Ảnh: Guardian.
|
|
Hóa thạch một chiếc đuôi khủng long có lông được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách được tìm thấy tại thành phố Myitkyina (Myanmar). Nhiều nhà cổ sinh vật cho rằng các loài khủng long cổ đại có lông, và đây là bằng chứng đầu tiên chứng tỏ điều này. Ảnh: Reuters. |
|
Hóa thạch xương đầu của loài bò sát "3 mắt" Triopticus primus được tìm thấy tại Texas (Mỹ). Đây là loài bò sát tồn tại khoảng 228-220 triệu năm về trước. Phần lõm của xương đầu tương tự con mắt thứ ba là kết quả của một phần xương hàm biến dạng to ra. Ảnh: Reuters. |
|
Một phần xương đầu, đốt sống cổ và xương chi của loài khủng long ăn thịt Dracoraptor hanigani (sống ở kỷ Jura) được tìm thấy tại xứ Wales (Vương quốc Anh). Phát hiện này giúp hoàn thiện hồ sơ về loài khủng long dài 2 m có niên đại khoảng 200 triệu năm về trước. Ảnh: Guardian. |
|
Hàm dưới của Palaeoxonodon ooliticus, một loài động vật có vú sống ở kỷ Jura có niên đại khoảng 166 triệu năm, được tìm thấy tại Scotland (Vương quốc Anh). Chiếc hàm có kích thước nhỏ bé hơn cả một đồng xu này thoạt nhìn có vẻ không đáng chú ý lắm. Nhưng khi được mô phỏng phóng to bằng công nghệ 3D thì trông chẳng thua gì hàm răng của những loài khủng long đáng sợ.
Palaeoxonodon ooliticus
không hẳn là tổ tiên trực tiếp của động vật có vú ngày nay nhưng đây là nhánh động vật còn nhiều bí ẩn với các nhà khoa học vì có rất ít số liệu để nghiên cứu.
Ảnh: Guardian. |
|
Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra tế bào gốc của một loài thực vật cổ đại trong một hóa thạch 320 triệu năm tuổi. Tế bào này nằm trên đầu rễ của thực vật và có cấu trúc hoàn toàn khác so với ngày nay. Phát hiện trên giúp các nhà cổ thực vật học kết luận rằng cơ chế điều khiển sự hình thành rễ của thực vật đa dạng hơn nhiều so với điều chúng ta thường biết. Nhiều cơ chế đã tuyệt chủng, không còn tồn tại ở các loài thực vật ngày nay. Ảnh: Guardian. |
|
Hóa thạch cuối cùng nằm trong danh sách không thực sự là một "hóa thạch" vì đây là xác của những loài động vật còn tồn tại ngày nay. Đó là 20 xác chết đã hóa thạch của mực ống châu Âu và bạch tuộc thông thường được các nhà khoa học mua từ một thương buôn hải sản tại thành phố Bristol (Anh). Tuy nhiên, đây là một phát hiện lớn vì hóa thạch của động vật chân đầu (thuộc lớp động vật thân mềm) là vô cùng hiếm. Hiện chưa có hóa thạch thật sự nào của các loài sinh vật thân mềm cổ đại, trừ một vài mai mực, sỏi tai và xương hàm. Ảnh: Hans Hillewaert.
|
Phát hiện hóa thạch
Anh
khoa học
hóa thạch
khảo cổ
khủng long