1. Người bình thường nghĩ rằng nguồn gốc của mọi tội ác là Tiền còn người giàu lại tin đó là Cái nghèo.
"Người bình thường luôn tin rằng những người giàu may mắn và thiếu trung thực”, Siebold viết, “Người giàu cho rằng có tiền không đảm bảo hạnh phúc nhưng giúp cho cuộc sống của họ dễ dàng và thoải mái hơn”.
2. Người bình thường nghĩ rằng ích kỷ là thói xấu, còn người giàu cho rằng đây là điều tốt.
"Người giàu lăn lộn trong cuộc sống và tự đem lại hạnh phúc cho mình. Họ không cố cắng giả vờ cứu thế giới”, Siebold chia sẻ. Vấn đề là những người bình thường lại cho rằng đây là sự ích kỷ và Siebold cho rằng chính điều này đã khiến họ không thể thoát nghèo. "Nếu bạn không tự chăm sóc mình, bạn sẽ không thể giúp đỡ ai. Bạn không thể cho đi những gì mình không có”, ông viết.
3. Người bình thường luôn mong chờ vào may rủi còn người giàu có xu hướng hành động
"Trong khi số đông mọi người thường chờ đợi để gặp may và cầu nguyện để trở nên giàu có thì người giàu thường tìm cách để đạt được điều đó”, Siebold viết, “Số đông thường trông chờ vào chúa, chính phủ, ông chủ hay vào bạn đời của mình”.
4. Người bình thường cho rằng con đường dẫn tới giàu sang gắn liền với học hành chính thống. Người giàu tin vào việc tiếp thu một số kiến thức cụ thể.
“Nhiều người giàu có không học hành chính thống, nhưng lại đạt được thành công và giàu có bằng cách tiếp thu và học hỏi một số kiến thức cụ thể”, Siebold viết, “trong khi đó, đa số mọi người tin rằng bằng thạc sĩ, tiến sĩ mới là con đường dẫn tới giàu sang và phần lớn họ bị mắc kẹt trong tư tưởng đó. Những người giàu thường không chú trọng công cụ mà chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng”.
5. Người bình thường kiếm tiền bằng cách làm những công việc họ không thích. Còn người giàu theo đuổi đam mê của mình.
"Đối với người bình thường, dường như người giàu làm việc mọi lúc”, Siebold nói, “Nhưng một trong những chiến lược thông minh nhất của người thành công là làm những điều họ yêu thích và tìm cách kiếm tiền từ chúng”.
6. Người bình thường đặt ra kỳ vọng thấp nên họ không bao giờ bị thất vọng. Còn người giàu luôn hướng tới những thử thách.
“Các nhà tâm lý và chuyên gia thần kinh thường khuyên mọi người nên đặt ra kỳ vọng thấp để khỏi bị thất vọng”, Siebold viết, “Nhưng không ai có thể giàu có và đạt được giấc mơ nếu họ không đặt ra những kỳ vọng lớn lao”.
7. Người bình thường tin rằng bạn phải Làm gì đó để giàu có. Người giàu cho rằng để giàu có, bạn phải Là gì đó.
“Đó là lý do những người như Donald Trump đã từ một triệu phú thành mắc nợ tỷ USD và rồi vực dậy trở nên giàu có hơn”, Siebold viết, “Trong khi đa số mọi người ưa thích việc làm gì đó và có kết quả ngay lập tức, người giàu thường học hỏi và trưởng thành từ những kinh nghiệm của mình, bất kể đó là thành công hay thất bại. Người giàu biết rằng phần thưởng đích thực của họ là trở thành một cỗ máy thành công, điều mà cuối cùng sẽ đem lại kết quả lớn lao”.
8. Người bình thường tin rằng bạn cần có tiền để làm ra tiền. Còn người giàu dùng tiền của người khác để làm giàu.
Nhiều người cho rằng bạn cần kiếm tiền để làm ra nhiều tiền hơn nữa nhưng Siebold cho rằng người giàu không ngần ngại làm giàu cho chính mình bằng tiền của người khác. Họ luôn biết cách để không bị vỡ nợ, còn điều quan trọng thực sự là “cái gì đáng để đầu tư hay đáng để theo đuổi”, Siobold viết.
9. Người bình thường tin rằng thị trường chứng khoán vận hành theo logic và chiến lược. Còn người giàu biết rằng nó bị kiểm soát bởi cảm xúc và lòng tham.
Việc đầu tư thành công vào thị trường chứng khoán không phải chỉ nhờ vào những công thức toán. “Người giàu biết rằng những cảm xúc cơ bản điều khiển thị trường tài chính là sự sợ hãi và lòng tham” Siebold viết, “Những hiểu biết về bản chất của con người và ảnh hưởng lặp lại của nó đối với việc mua bán đã giúp người giàu có lợi thế chiến lược để làm giàu thêm thông qua công cụ đòn bẩy”.
10. Người bình thường dạy con cách để tồn tại. Người giàu dạy con cách làm giàu.
Những ông bố bà mẹ giàu thường dạy con mình về thế giới của những thứ “có” và “không có” từ khi còn nhỏ, Siebold nói. "Nhiều người thường cho rằng người giàu thường dạy con cái khinh thường số đông bởi vì họ nghèo. Điều này không đúng”, Siebold viết, “Người giàu luôn dạy con mình nhìn thế giới bằng con mắt hiện thực khách quan, về cách xã hội thực sự đang vận hành”. Nếu những đứa trẻ hiểu về sự giàu có từ khi còn nhỏ, có khả năng chúng sẽ nỗ lực hết sức để làm giàu trong tương lai.