Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân xứ đảo dừa vẫn khát dù có nước máy

Nước mặn đang tấn công Bến Tre dữ dội khiến gần như toàn bộ xứ đảo dừa bị nước mặn bao phủ. Đời sống của người dân nhiều nơi bị đảo lộn, việc sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

DBSCL thieu nuoc ngot anh 1
Nước mặn hầu như đã bao trùm hầu hết đất đai toàn tỉnh Bến Tre khi độ mặn 4 g/lít (4‰) đã xâm nhập sâu từ 48-70 km và mặn 1‰ gần như đã bao phủ toàn tỉnh (trừ 2 xã đầu nguồn của huyện Chợ Lách). Trong nội đồng, mặn xâm nhập sâu, có nơi lên đến 5‰, gây hại gần 19.000 ha lúa đông – xuân (mất trắng 100%)
DBSCL thieu nuoc ngot anh 2
Trên các cánh đồng của những huyện chuyên canh lúa như Giồng Trôm, Ba Tri... nông dân thu hoạch những gì còn sót lại trong đợt hạn, xâm nhập mặn kéo dài.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 3
Anh Thành, ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri cho biết, số diện tích lúa anh thu hoạch hầu như bị mất trắng, chỉ đem về tuốt những hạt lép để lấy rơm cho bò.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 4
Tỉnh này còn bị thiệt hai trên 510 ha hoa màu, 103.000 cây giống, 5.800 ha cây ăn quả và 475 ha diện tích nuôi thủy sản. Trong ảnh: Để cứu diện tích dưa gang đang trong thời kỳ ra quả, chị Châu Thị Thanh Tùng (ấp 2, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri phải đào hố sâu để lấy nước tưới.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 5
"Cứ vài ngày tôi lại phải đào sâu xuống vì nắng hạn nước rút rất nhanh. Nhưng ai trồng hoa màu nếu không đào được những hố nước không bị mặn thì coi như bỏ luôn", người phụ nữ này cho hay.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 6
Xâm nhập mặn đã làm cho trên 88.200 hộ với hơn 353.000 người bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, chủ yếu là những người dân thuộc hộ nghèo, đang gặp khó khăn ở 3 huyện ven biển. Do nắng hạn kéo dài, hầu như hàng chục chiếc lu, bể chứa nước mưa các gia đình dùng để ăn uống của những vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng hết nước bỏ không từ lâu.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 7
Nhiều chiếc còn một ít nước cặn là nơi loăng quăng sinh sống.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 8
Những chiếc lu khô khốc, xung quanh nhà đất đai nứt nẻ, cây cối khô cằn.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 9
Gia đình chị Nguyễn Thị Phượng (xã Bình Thới, huyện Bình Đại) là hộ hiếm hoi còn nước mưa để dùng ăn uống hàng ngày. "Nhà ít người nhưng gia đình đã chuẩn bị 12 chiếc lu, hai bể nước lớn để chứa nước mưa phòng khi khô hạn. Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài nên nước mưa cũng hết dần, sắp tới chắc phải mua nước để dùng", anh Ba, chồng chị Phượng cho hay.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 10
Mặc dù có nước dẫn từ nhà máy nước thô Ba Lai về nhưng lại bị nhiễm mặn nên gia đình anh Hồ Văn Bảy và hàng ngàn hộ khác ở huyện Bình Đại, Ba Tri vẫn bị khát nước ngọt.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 11
Ghi nhận tại thị trấn Bình Đại, xã Bình Thắng, Đại Hòa Lộc... nước từ nhà máy luôn có sẵn, người dân có thể dùng thoải mái nhưng lại bị nhiễm mặn, chỉ có thể dùng để tắm rửa.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 12
Nhưng với độ mặn cao, khi tắm trẻ em nơi đây phải nhắm mắt, nín mũi, miệng để tránh nước mặn vào. "Mỗi khi tắm bằng nước mặn xong, chúng tôi phải dùng những ca nước mua với giá 25.000 đồng/m3 để dội qua cho tụi nhỏ. Người lớn có thể chịu đựng được nhưng trẻ con tắm không bằng nước mặn chúng sẽ bị ngứa rát", chị Phan Thị Vỹ, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, cho hay.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 13
Trên những tuyến đường liên huyện, liên xã của huyện Ba Tri, Bình Đại, không khó để bắt gặp những chiếc máy cày chở theo những thùng nước với dây vòi nhiều cuộn. Đây là xe chuyên chở nước ngọt đưa tới tận nơi bán cho những hộ dân, cơ sở sản xuất có nhu cầu.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 14
Loại nước ngọt này được lấy từ số ít hộ dân có mạch nước ngọt dưới lòng đất trên địa bàn. Nước này sau khi bơm từ dưới lòng đất lên các bể, những chiếc xe chở nước sẽ tới mua và chở tới những hộ cần dùng cho sinh hoạt. Trong ảnh: Do điện bị cúp không thể bơm nước ngầm lên nên ông Mười Vũ (xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại), chủ cơ sở cấp nước tranh thủ lau chùi lại bể nước cho sạch để bán cho bà con.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 15
Bên ngoài cơ sở này những chiếc xe máy cày mang theo bồn nước chờ sẵn để chở nước đi bán.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 16
Ông Liên (một người chở nước đi bán) cho biết trung bình mỗi ngày ông chở gần 10 chuyến tới các vùng, có nơi xa hàng chục km. "Một bồn 3m3 chở quãng đường khoảng 5 km chúng tôi lấy 120.000. Người cần mua càng nhiều thì chúng tôi càng có thu nhập nhưng kiếm tiền kiểu này anh em cũng không tha thiết lắm. Mong cơn hạn nhanh qua để bà con trở lại cuộc sống bình thường", một "đồng nghiệp" của ông Liên chia sẻ.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 17
Xe đổi nước sẽ chở nước tới tận nơi cho những người dân, cơ sở sản xuất có nhu cầu. "Mặc dù nước có độ mặn ít nhưng là nước thô nên chúng tôi mua về phải lọc lại để dùng. Nước mua nên phải sử dụng rất tiết kiệm, tận dụng hết nước đã sử dụng chứ không thể đổ phí bừa bãi được", bà Ba Hồng, ngụ xã Bình Thắng (huyện Bình Đại) nói.
DBSCL thieu nuoc ngot anh 18
Những ngày qua, các bệnh viện, khu công nghiệp, khách sạn ở Bến Tre cũng bị ảnh hưởng rất lớn do thiếu nước ngọt. Trong đợt hạn này, Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, TP Bến Tre phải lấy nước từ công ty cấp nước trung bình mỗi ngày hai xe nước ngọt để rửa các thiết bị y tế, chạy thận cho bệnh nhân.

Lê Quân

Bạn có thể quan tâm