Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân tăng mua vàng, PNJ lãi kỷ lục

Với 167 tỷ đồng tiền lãi thu được trong tháng 12/2022, đại gia vàng trang sức tại TP.HCM - PNJ - đã ghi nhận mức lãi kỷ lục trong năm 2022 với 1.807 tỷ đồng.

Vàng Phú Nhuận (PNJ) có năm lãi kỷ lục khi nhu cầu mua vàng của người dân tăng mạnh. Ảnh: Chí Hùng.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), nhà bán lẻ vàng trang sức lớn nhất TP.HCM này đã khép lại tháng 12/2022 với kết quả doanh thu thuần đạt 2.813 tỷ đồng167 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với tháng 11 liền trước, kết quả này của PNJ đã tăng lần lượt 11% và 9%.

Đáng chú ý, kết quả kinh doanh tích cực trong tháng 12/2022 cũng giúp PNJ khép lại năm 2022 với kết quả kinh doanh cao kỷ lục.

Cụ thể, tính chung cả năm, công ty vàng bạc đá quý này đã ghi nhận 33.876 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 73% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng ròng hơn 14.300 tỷ. Sau khi trừ giá vốn, PNJ thu về khoản lợi nhuận gộp lên tới 5.927 tỷ đồng, tăng gần 65%.

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh này, doanh nghiệp vàng trang sức lớn nhất thị trường TP.HCM đã thu về 1.807 tỷ đồng lãi ròng năm vừa qua, tăng tới 76% so với năm 2021 và là mức lãi kỷ lục doanh nghiệp ghi nhận được từ trước đến nay.

Kết quả kinh doanh kể trên tương đương với việc cứ mỗi ngày trôi qua, nhà bán lẻ vàng bạc đá quý này lại thu về gần 93 tỷ đồng doanh thu và để ra được gần 5 tỷ đồng lợi nhuận.

Năm 2022, PNJ đặt kế hoạch doanh thu đạt 25.835 tỷ đồng1.320 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, kết thúc năm tài chính, nhà bán lẻ này đã ghi nhận vượt 31% mục tiêu doanh thu và vượt 37% kế hoạch lợi nhuận.

NGƯỜI DÂN TĂNG MUA VÀNG TRÁNH LẠM PHÁT, PNJ LÃI KỶ LỤC
Kết quả kinh doanh hàng năm của PNJ.
Nhãn 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Doanh thu thuần tỷ đồng 7708 8565 10977 14571 17001 17511 19547 33876
Lợi nhuận sau thuế
152 450 725 960 1194 1069 1029 1807

PNJ cho biết trong năm vừa qua, phần lớn doanh thu của hãng vẫn đến từ mảng bán lẻ vàng bạc với tỷ trọng 61,2% tổng doanh thu, tương đương hơn 20.700 tỷ đồng. Xếp thứ hai là doanh thu từ vàng 24K, mang về gần 8.600 tỷ đồng (chiếm 25,3%), còn lại là doanh thu đến từ mảng bán sỉ và kinh doanh khác.

Cũng trong năm qua, doanh thu bán lẻ của PNJ đã tăng gần 80% nhờ hoạt động phát triển khách hàng mới và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cũng tăng cường chương trình tiếp thị bán hàng đa dạng, đồng thời đưa ra các chiến lược hàng hóa phù hợp với nhu cầu của từng thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu.

Doanh thu sỉ năm qua cũng tăng 56% so với cùng kỳ nhờ phát triển tập khách hàng sỉ hiệu quả và danh mục hàng hóa đa dạng, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

Trong khi đó, doanh thu vàng 24K của PNJ cũng tăng gần 75% do nhu cầu khách hàng tăng cao trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô và địa chính trị còn nhiều rủi ro.

Tuy vậy, PNJ cũng cho biết biên lợi nhuận gộp trung bình năm 2022 của công ty đã chịu ảnh hưởng giảm, đạt 17,5% so với mức 18,4% cùng kỳ, do sự thay đổi cơ cấu hàng bán và sự ảnh hưởng của lạm phát.

Đến cuối năm 2022, PNJ vẫn là nhà bán lẻ vàng trang sức lớn nhất trong nước nếu xét theo quy mô điểm bán với 364 cửa hàng tại 55 tỉnh thành. Công ty này hiện sở hữu 343 cửa hàng vàng, 7 cửa hàng bạc, 3 cửa hàng trang sức đá quý, còn lại là các cửa hàng đồng hồ, trang sức thiết kế…

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PNJ đang ghi nhận chuỗi phiên phục hồi ấn tượng khi tăng gần 30% trong vòng 2 tháng qua. Hiện thị giá cổ phiếu này tạm dừng ở mức 88.900 đồng/cổ phiếu (ngày 19/1), tương đương vốn hóa doanh nghiệp được thị trường định giá ở mức hơn 29.000 tỷ đồng.

PNJ lãi hơn 5 tỷ đồng mỗi ngày

Tổng lợi nhuận sau 11 tháng kinh doanh đạt đến 1.639 tỷ đồng, cao gần gấp đôi cùng kỳ và vượt 24% kế hoạch năm.

Người Việt mua vàng để tránh lạm phát năm 2023

Theo khảo sát của Ngân hàng Standard Chartered, trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng năm nay, vàng chính là kênh đầu tư được nhiều người Việt quan tâm nhất.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm