Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông mang tiếng 'ma rừng' vì chân tay bỗng hóa sừng

Cách đây 8 năm, tại xã Phúc Thọ (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), một người đàn ông khỏe mạnh bỗng dưng mắc căn bệnh lạ khiến chân tay hóa sừng không làm được việc gì.

Bi đát hơn, căn bệnh còn biến ông trở thành “con ma rừng”, dân làng ghê sợ, không ai dám tiếp xúc.

Biến cố không ngờ

8 năm qua, mỗi khi nhắc đến cái tên Rung Gút Ha Yang, người dân tổ 6, thôn Lôm Bô (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) lại tỏ ra kinh hãi ra mặt. Khi chúng tôi hỏi tìm nhà người đàn ông này, một người phụ nữ đầu làng lùa hết đám trẻ vào trong nhà rồi nói vọng ra: “Tìm đến nhà con ma ấy làm gì. Coi chừng lại bị như nó đấy!”.

Bị cách ly khỏi cộng đồng nên phải khá vất vả, chúng tôi mới tìm được nơi ông đang cư ngụ. Trong căn nhà gỗ nhỏ đã có dấu hiệu mục nát, ông Ha Yang với đôi bàn chân lở loét, đóng vảy sừng màu đen, không còn đi được quả thực khiến người ta không khỏi kinh hãi. Biết mình khiến mọi người sợ, ông Ha Yang cứ xua chúng tôi ngồi ra xa, còn bản thân thì khép nép ngồi và cố giấu đôi chân đi.

Giọng ông buồn rầu: “Lâu lắm rồi mới có người lạ tới nhà mình. Ai cũng sợ mình cả! Cũng chỉ tại mình có cái bệnh như thế này thôi. Mà nói là bệnh cũng không ai tin, họ cứ nói mình bị “con ma rừng” làm hại nên mới thành ra như thế này!”.

Trước đây, ông Ha Yang là người khỏe mạnh. Cả gia đình, dòng họ nhà ông cũng không ai bị căn bệnh này. Ông kể: “8 năm trước, bi kịch ập lên đầu tôi. Thời ấy, tôi là người đàn ông khỏe mạnh nhất làng, ngày ngày đi rừng đi rẫy còn hơn cả đám trai tráng bây giờ. Không hiểu một ngày, hai bàn chân tôi bỗng nổi lên những mụn đỏ, bên trong như có nước.

Ban đầu chỉ là ngứa ngáy khó chịu nhưng lâu dần gây đau nhức”. Ban đầu, cả nhà ai cũng nghĩ ông Ha Yang bị sâu nước ăn chân nên không để ý. Nhưng đến một ngày, gia đình không thể dửng dưng với bàn chân của ông  được nữa. Đó là hôm, ông bỏ cả công việc lên rẫy, nằm nhà rên rỉ vì đau đớn. Đôi chân của ông bỗng dưng nhức buốt mỗi khi muốn đặt xuống đất để bước đi. “Bởi rất đau nên tôi đành phải nằm một chỗ.

Chúng tôi nghĩ rằng chắc tại “trái gió trở trời” nên không đi bệnh viện. Nhưng vài tuần trôi qua, tôi vẫn không thể đi được. Người làng đến thăm, thầy cúng của làng cũng đến nhưng cũng không ai biết đó là bệnh gì. Trong khi đó, chân tôi ngày càng có biểu hiện đáng sợ hơn”, ông Ha Yang nhớ lại.

Theo quan niệm của người Cill (Chin, một nhánh của dân tộc K’ho) ở vùng đất này, bất cứ ai có bệnh thì tự khỏi chứ không đưa đi khám bệnh hay uống thuốc. Nếu bệnh không tự khỏi thì chắc chắn người đó đã bị “con ma rừng” theo và muốn bắt đi.

Ông Ha Yang phải chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần từ khi bị bệnh.
Ông Ha Yang phải chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần từ khi bị bệnh.

Chính vì vậy mà suốt 8 năm qua, ông Ha Yang ngoài việc phải sống trong bệnh tật và đau đớn còn luôn bị những người xung quanh đối xử ghẻ lạnh bởi họ sợ bị “con ma” bắt lây sang mình. “Mình đau lắm, thầy cúng làm lễ nhiều lần mà cũng không hết. Đêm nào mình cũng đau đi lại không được, cái rẫy từ đấy phải bỏ cho vợ con làm.

Còn người làng thì rất sợ mỗi khi đến nhà mình. Họ bảo mình bị “con ma rừng” ám rồi, sớm muộn rồi cũng bị nó bắt đi nên không thể đến gần mình nữa”, người đàn ông bất hạnh tâm sự.

Cô bé 'ma cà rồng' khiến cả gia đình khủng hoảng tinh thần

Hơn một năm qua, cô bé 13 tuổi phải mang nỗi oan là “ma cà rồng” đi hút máu người chỉ từ cái chuyện một đứa trẻ bị chết mà người ta đồn thổi do bé này cắn và hút máu đến chết.

Vợ con cũng sợ

Không chỉ người làng, ngay cả vợ con ông Ha Yang cũng rất sợ hãi. Để đỡ sợ, vợ đã đưa ông ra một góc sau nhà bếp, kê mấy tấm ván cho chồng làm giường ngủ cùng mấy con gà, ruồi, muỗi. Mỗi bữa, bà lại mang đồ ăn nước uống đến và tuyệt đối không cho ông lên nhà trên.

Ông Ha Yang có thể mắc bệnh giốngmột số người dân Quảng Ngãi

Bác sĩ Nguyễn Hải Dương (Bv Đa khoa Lâm Đồng) nhận định: “Có thể ông Ha Yang đã mắc chứng bệnh sừng hóa da chân tay, trường hợp bệnh nặng như vậy là thuộc diện hiếm gặp. Thông thường, bệnh không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng không được vệ sinh, không được đưa tới các cơ sở y tế điều trị sẽ trở nên trầm trọng, dễ gây nhiễm trùng và phát sinh các bệnh tật khác!”.

Bác sĩ Dương cho biết thêm, có thể căn bệnh mà ông Ha Yang gặp phải có cùng nguồn gốc với loại bệnh lạ mà một số người dân Quảng Ngãi đang mắc phải. Tuy nhiên để xác định cụ thể và có cách điều trị thì việc đầu tiên là ông phải được đưa đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám.

Căn bệnh lạ của ông Ha Yang không được thăm khám, điều trị lại phải sống trong điều kiện mất vệ sinh nên ngày càng nghiêm trọng. Nó làm đôi bàn chân ông bị hoại tử, lở loét, không thể đi lại.

Chị Ka Sát Ka Hồng (27 tuổi), con gái ông Ha Yang, cho biết: “Cha mình ngày xưa đi rẫy nhanh như con thú trong rừng vậy, khỏe như con trâu, vậy mà bây giờ chỉ nằm chỉ ngồi một chỗ như thế. Nhiều lúc, mình cũng thấy thương. Nhưng quan niệm của người Cill mình như thế rồi nên không làm khác được.

Mẹ làm cái sàn cho cha ở phía sau nhà như thế mình cũng không đồng ý đâu. Nhưng mẹ đã quyết thế thì mình cũng phải theo thôi! Ngày nào mình cũng xuống thăm cha xem có bị gì không. Mình muốn đưa cha lên nhà trên ở nhưng mẹ không chịu!”.

Lúc chúng tôi tìm tới, ông Ha Yang vẫn nằm co ro trên mấy tấm ván sau gian bếp. Một mùi hôi tanh bốc ra từ cơ thể người đàn ông bệnh tật. Nhiều tháng nay, ông không hề được tắm rửa, vệ sinh cơ thể.

Theo quan sát của chúng tôi, hai bàn chân của ông Ha Yang có những lớp vảy cứng như sừng khiến việc vận động rất khó khăn. Những lớp vảy sừng này bị bùn đất và chất bẩn đóng lại thành từng mảng. Trong đó, một phần da thịt đã bị hoại tử vì nhiễm trùng nặng. Ông Ha Yang cho biết mỗi khi co duỗi chân hết sức đau đớn.

Không quản ngại khó nhọc, chúng tôi đưa ông Ha Yang ra giếng nước sau nhà tắm rửa. Bánh bóc ra ông cũng ăn ngấu nghiến vì đói. Thấy vậy, một người hàng xóm đứng bên nhà nói vọng sang: “Cứ để nó nằm đó chờ chết thôi, chứ “con ma” đã muốn bắt đi rồi thì có chăm thế nào cũng không thể sống được đâu! Mà nhà Ha Yang cũng nghèo lắm lấy đâu tiền để chữa trị nữa!”.

Suy nghĩ, nhận thức lạc hậu cùng cái đói triền miên cũng là nguyên nhân khiến các thành viên trong gia đình không còn đủ sức để lo lắng cho bệnh tật của ông Ha Yang. Trò chuyện với chúng tôi, bà Ka Ba (vợ ông Ha Yang – PV) cho biết: “Mình cũng không muốn đẩy ông ấy ra sau nhà đâu nhưng để trên nhà trên này sợ lắm. Nhà không có ruộng, ai cũng phải đi làm thuê nên hôm no, hôm đói, tiền đâu mà đưa đi bệnh viện. Thầy cúng mà cũng không đuổi được con ma thì ai làm được!”.

Được biết, khi ông Ha Yang còn đi rẫy, gia đình này cũng thuộc diện “trung bình” trong xã. Nhưng từ khi ông nằm một chỗ thì cả nhà không mấy ngày được ăn no. Trong căn nhà gỗ rộng khoảng 30m2, tài sản có giá trị duy nhất là một chiếc nệm cũ kỹ được đặt dưới nền nhà làm nơi ngủ cho mẹ con bà Ka Ba. Còn phía chỗ ông Ha Yang nằm ngủ chỉ là một đống chăn chiếu cũ rách và bốc mùi hôi thối.  

Nỗi oan những người mang danh 'ma độc'

Cái tên "ma độc" được người dân hay gọi chuyên để chỉ những kẻ đi bỏ thuốc độc hại người nhằm thực hiện lời nguyền trước khi được chọn làm truyền nhân.

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/cuoc-song-tui-cuc-cua-nguoi-dan-ong-8-nam-mang-tieng-ma-rung-vi-chan-tay-bong-hoa-sung-2014091902351296.htm

Theo Trọng Khắc/Gia đình và Xã hội

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm