Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông cụt một tay kéo xe 10 km bán trấu

Bị tai nạn khi đang xay gạo, mất một cánh tay nhưng ông Huỳnh Văn Đôn ở Long An hàng ngày vẫn kéo xe ba gác đi hơn 10 km mua và bán trấu cho người dân trong vùng.

Đã 30 năm nay, ông Đôn ở thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hoà lấy nghề bốc trấu rồi đi bán cho người dân quanh vùng để  làm kế mưu sinh.
Đã 30 năm nay, ông Đôn ở thị trấn Hậu Nghĩa (huyện Đức Hoà, Long An) lấy nghề bốc trấu rồi đi bán cho người dân quanh vùng làm kế sinh nhai. Hàng ngày ông dậy từ 5h, nhịn ăn tìm đến các cơ sở xay xát để mua trấu rồi mang bán.
Hàng ngày, ông tìm đến các cơ sở xay xát lúa gạo để mua trấu. Cứ 5 giờ sáng, ông lại bắt đầu công việc của mình.
Công việc thật sự nặng nhọc đối với cả người bình thường nên với người đàn ông 53 tuổi lại mất một tay càng thêm vất vả, khó khăn.
Cuộc đời ông Đôn luôn gắn liền với lúa gạo. Từ năm 17 tuổi, ông đã đi làm công trong nhà máy xay xát để nuôi bản thân. “Sinh nghề, tử nghiệp”, cũng vì lúa gạo mà ông bị mất một cánh tay trong quá trình lao động.
Cuộc đời ông Đôn luôn gắn liền với lúa gạo. Từ năm 17 tuổi, ông đã đi làm công trong nhà máy xay xát để nuôi bản thân. “Sinh nghề, tử nghiệp”, cũng vì lúa gạo mà ông bị mất một cánh tay trong khi đang xay lúa.
Sau tai nạn, ông đành tìm đến công việc bốc trấu để bán cho các lò đúc bánh đa, hủ tiếu…
Sau tai nạn, ông đành tìm đến công việc bốc trấu để bán cho các lò đúc bánh đa, hủ tiếu… trong vùng. 
Mới đầu đi bốc trấu khá vất vả vì ông chỉ còn một cánh tay. Lâu dần, ông cũng quen việc và làm thành thạo. “ Khi chỉ làm với một cánh tay, vác trấu lên vai cứ rơi lên rơi xuống. Sau mấy năm, tôi mới làm quen được”. Ông Đôn chia sẻ.
Mới đầu đi bốc trấu khá vất vả vì ông chỉ còn một cánh tay. Lâu dần, ông cũng quen việc và làm thành thạo. “Lúc đầu vác trấu lên vai cứ rơi lên rơi xuống. Sau mấy năm, tôi mới làm quen được” - người đàn ông có gương mặt già hơn tuổi nói.
Chỉ dùng một cánh tay để kéo xe, ông Đôn phải đi hơn 10km mỗi ngày để tìm mua trấu.
Chỉ dùng một cánh tay để kéo xe, ông phải đi hơn 10 km mỗi ngày để tìm mua rồi bán trấu kiếm lời.
Ngày nhiều thì hơn 10 bao trấu, lúc thì chỉ 6 bao. Mỗi bao trấu, ông chỉ lời 8.000 đồng.
Làm việc rất cực nhọc nhưng mỗi ngày ông chỉ kiếm được chưa đến 100.000 đồng. Ngày nhiều bán thì hơn 10 bao, ít thì chỉ 6 và mỗi bao trấu lãi 8.000 đồng.
Công việc vất vả, nhưng thu nhập lại chẳng được bao nhiêu. Nhiều người đặt mua trấu thương tình, cho thêm ít tiền hay mời ông ăn tô hủ tiếu, ổ bánh mì để có sức làm việc.
Ông làm việc rất chăm chỉ và tận tuỵ nên nhiều người đặt mua trấu thương tình, cho thêm ít tiền hay mời ông ăn tô hủ tiếu, ổ bánh mì để có sức làm việc.
Công việc của ông không kiểm soát được thời gian. Lúc có nhiều người gọi mua trấu thì ông làm cả ngày, khi ít thì chỉ làm tới trưa là về nhà.
Công việc của ông không kiểm soát được thời gian. Lúc có nhiều người gọi mua trấu thì ông làm cả ngày, khi ít thì chỉ làm tới trưa là về nhà. Gia đình ông ngụ trong một căn nhà tình thương cô quạnh giữa cánh đồng.
Căn nhà nhỏ của ông được một mạnh thường quân tài trợ, là nơi chui ra chui vào của gia đình ông.
Căn nhà nhỏ được một mạnh thường quân tài trợ đủ để cho 5 người nhà ông gồm 2 vợ chồng và con cháu làm chỗ nương tựa. Trong nhà không có tài sản gì đáng giá, những bữa cơm trưa chỉ có măng kho và canh củ mì nấu cho dễ nuốt.
Bữa cơm trưa chỉ có măng xào và củ mì. Vợ ông bị bệnh tiểu đường nên ít ăn cơm, 2 người con thì đi làm cả ngày nên bữa cơm chỉ có ông và cháu ngoại.

Vợ ông bị bệnh tiểu đường nên cũng chỉ giúp việc nhà, còn ông mỗi ngày dùng chiếc xe ba gác cũ kỹ nai lưng làm việc bất kể mưa nắng. Ông Đôn ước đừng có đổ bệnh để còn được hàng ngày kéo xe trấu đi mua bán kiếm sống. 

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm