Xã hội
Ảnh & Video
Người dân háo hức thăm hổ trắng con ở Thảo cầm viên
- Chủ nhật, 9/8/2015 15:43 (GMT+7)
- 15:43 9/8/2015
Sáng 9/8, Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ mừng đầy tháng cho 3 chú hổ trắng Bengal. Nhiều khách tham quan có dịp ngắm nhìn chú hổ con đáng yêu.
|
Ngày 9/7, lần đầu tiên cặp hổ trắng được thuần dưỡng ở Thảo cầm viên Sài Gòn (quận 1, TP HCM) sinh ra 3 hổ con khỏe mạnh. Năm 2010, cặp hổ Bengal trắng đực và cái khoảng 2 tuổi được Thảo cầm viên nhập về từ vườn thú Elmvale (Canada) để thuần dưỡng và được đặt tên thân thiện là Lem (cọp đực) và Luốc (cọp cái). Ảnh: Thảo cầm viên cung cấp. |
|
Theo ông Phan Việt Lâm, Giám đốc Thảo cầm viên Sài Gòn, sau một thời gian phối giống, nỗ lực chăm sóc, đến nay việc nhân giống loài hổ quý hiếm này mới có kết quả. Hổ trắng trong tự nhiên có ở Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc và Nepal. Theo Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), số lượng hổ trắng đã giảm từ 100.000 con năm 1990 xuống còn 3.200 năm 2013. Thời điểm nhập hổ trắng về Thảo cầm viên, loài vật này đứng hàng đầu trong danh sách những loài cần được bảo vệ.
"Việt Nam không phải khu vực mà hổ trắng phân bố tự nhiên, việc nhân giống thành công mang ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn loài hổ quý hiếm này", ông Lâm nói.
|
|
"Hổ mẹ sau hai ngày sinh bỏ một con vì không đủ sữa. Cá thể này sức khoẻ kém hơn hai con còn lại. Vì vậy, chúng tôi phải mang ra ngoài nuôi bộ (PV - người nuôi dưỡng, bú sữa bình) nhằm đảm bảo phát triển tốt cho chú nhỏ nhất đàn. Một ngày hổ được cho bú sữa 6-7 lần. Trong những tháng đầu việc nuôi dưỡng rất khó khăn vì có nhiều rủi ro", ông Lâm cho biết.
|
|
Một nhân viên trong tổ thú dữ của vườn thú này cho biết, những chú hổ con rất đáng yêu, tăng trọng tốt, trung bình tăng 100 gram mỗi ngày. Hiện hổ trắng con được tách mẹ có cân nặng 4,1 kg, vượt cả hai hổ con ở cùng mẹ. "Người nuôi thú ngoài kinh nghiệm lâu năm phải có tình cảm với chúng, nuôi những chú hổ con còn khó hơn cả nuôi trẻ sơ sinh. Đôi lúc tính hoang dã của chúng trỗi dậy, chúng có thể cắn mạnh vào tay người "mẹ" bất đắc dĩ", anh Thái Ngọc Thanh, nhân viên tổ thú dữ Thảo Cầm Viên, chia sẻ. |
|
Chú hổ con nuôi bộ được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với con người. Trong ảnh: Một cậu bé may mắn được bế hổ chụp hình sáng 9/8. |
|
Sáng 9/8, ban lãnh đạo Thảo Cầm Viên đã tổ chức lễ đầy tháng cho 3 cá thể thuộc giống hổ lớn thứ hai thế giới này. |
|
Chú hổ con được nuôi bộ bên ngoài "đại diện" cho cả lứa, nằm lồng kính trong ngày đầy tháng. |
|
Nhiều du khách tới thăm vườn sáng nay có dịp được chụp hình con vật đáng yêu, quý hiếm này. |
|
Sự háo hức của du khách, người dân tới Thảo cầm viên. |
|
Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết thêm, từ khi sinh, vườn thú mở cửa chuồng luôn nhưng hổ mẹ không ra ngoài. Nó nằm lì trong chuồng và cũng ngăn không cho 2 hổ con ra. Trong ảnh: Vườn thú phải dùng máy quay đặt bên trong chuồng truyền hình ảnh ra ngoài cho khách tham quan xem. |
|
Thảo Cầm Viên dự định sẽ tách hai con hổ mẹ nuôi sau 6 tháng tuổi. Theo tập tính, lúc đó hổ sẽ đi kiếm bầy khác.
|
|
Trước đó, Thảo cầm viên đã nhân giống thành công cùng lúc 5 hổ Đông Dương (có lông màu vàng, vằn đen). Hiện số hổ này đã được đưa về nuôi dưỡng tại công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi). "Nếu các vườn thú khác có nhu cầu thì Thảo cầm viên sẽ trao đổi lấy hổ khác về để chúng ta có thể bảo tồn nguồn gen quý hiếm của nó. Hơn nữa, hổ đẻ ra hổ con nhiều nó có thể xảy ra tình trạng phối giống với nhau gây ra tình trạng đồng huyết", ông Lâm thông tin. |
hổ Bengal
vườn thủ
Thảo Cầm Viên
thuần dưỡng
hổ trắng