Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân đổ về Nhà tang lễ viếng Đại tướng

Dòng người đổ về Nhà tang lễ mỗi lúc một đông. Người dân chen nhau đứng phía ngoài hàng rào để chờ đợi thông báo được vào viếng Đại tướng lần cuối.

 



 Người dân vừa được thông báo tự do vào viếng bắt đầu vào 15h chiều nay và điểm đầu xếp hàng là đường Trần Khánh Dư, Quận Hoàn Kiếm.

Sáng sớm nay, nhiều người dân vẫn tiếp tục tới và gửi hoa viếng Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu.

 

Lúc 6h, quân nhạc được cử lên trong nhà Đại tướng.

 

Người dân đổ về khu vực Nhà tang lễ Quốc gia.

Đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiến vào Nhà tang lễ.
Các chiến sĩ bồng súng CKC có lưỡi lê phục vụ Lễ viếng.

 

 

Đội ngũ thanh niên tình nguyện đứng nối hàng dài trên tuyến phố Trần Thánh Tông nơi có Nhà tang lễ Quốc gia.
Nhiều người dân nước mắt lưng tròng đã đứng trước Nhà tang lễ vái vọng.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp có mặt từ rất sớm tại Nhà tang lễ để kiểm tra những công tác chuẩn bị cuối cùng.

 

Những vòng hoa trang trọng đã được xếp từ trong sân nhà tang lễ.

5h30, các bộ phận nhận lệnh vào vị trí.
Đội phục vụ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ đến giờ làm nhiệm vụ.

Cụ Nguyễn Mão đi một mình đến nhà tang lễ Trần Thái Thái Tông từ đường Hoàng Văn Thụ. Cụ chia sẻ, kỷ niệm cả cuộc đời không bao giờ quên là khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách đây 20 năm. Câu nói Đại tướng chia sẻ cụ không bao giờ quên là "Thanh niên bây giờ chỉ có học và học".

Cụ Mão luôn tâm niệm, nếu không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không có chiến thắng Điện Biên Phủ và không có thống nhất đất nước.

Mấy ngày trước, cụ Mão đã xếp hàng nửa ngày để vào viếng Đại tướng, cụ đã bật khóc trước gia sản đơn sơ, cuộc sống giản dị của Đại tướng.

Có mặt ở số 5 Trần Thánh Tông từ 5h sáng, bác Nguyễn Như Miến ở Tương Mai, Hà Nội có mong muốn được tặng gia đình Đại tướng món quà là bản gốc cuốn Viết Gia Phả bằng mã số do ông nghiên cứu.
Cụ Miến giới thiệu về món quà của mình.Cụ Miến năm nay đã 78 tuổi, nhà ở Tương Mai. Sau khi nghe nguyện vọng của cụ, các chiến sĩ cảnh vệ đã giới thiệu cụ mang quà đến tặng tại nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu.

Gần 4h sáng nay, ông Hà Xuân Kiên (79, ở Đầm Trấu, Hai Bà Trưng, cách nhà tang lễ gần 2km) đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia. Tuy nhiên, sau khi có sự giải thích của cảnh sát, ông Kiên mặc áo nâu sồng, tay cầm hộp sữa chua, tay cầm ống nhòm từ thời chiến tranh, bước tập tễnh ra về. Ông Kiên chia sẻ: “Lực lượng cảnh sát thông báo, từ cuối giờ chiều nay là thời gian cho người dân vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Ông cho hay bản thân mình gia nhập trường thiếu sinh quân từ năm 14 tuổi và là lớp thế hệ đầu tiên. “Tôi có kỷ niệm sâu sắc với Đại tướng và nhớ như in lời ông. Vào năm 1950, bác Giáp đã đến thăm, động viên anh em và căn dặn: Các cháu phải cố gắng học hành, tập thể dục thể thao hằng ngày. Phải biết giúp đỡ gia đình, khi có dư thừa thì giúp người nghèo, gia đình họ hàng và rộng hơn là cả nước”. “Mấy hôm trước số lượng người đến viếng Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu quá đông nên hôm nay tôi muốn trực tiếp được thắp nén nhang và nhìn gương mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần cuối trước lúc đi xa”,

Cụ Nguyễn Khắc Phúc 83 tuổi, đến vái vọng và khóc.

Quang cảnh trước cửa nhà tang lễ Quốc gia lúc 5h sáng.
Từ 4h, cảnh sát đã chốt chặn làm nhiệm vụ ở khắp các ngã giao xung quanh khu vực Nhà tang lễ.
Hàng trăm sinh viên tình nguyện đã có mặt nhận nhiệm vụ từ 4h sáng.
Sinh viên tình nguyện triển khai đến các chốt.

 

7h30 sáng nay 12/10, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức được bắt đầu tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội. Thời gian Lễ viếng Đại tướng kéo dài đến 21h cùng ngày.

Tại Hà Nội, địa điểm Lễ viếng Đại tướng là Nhà tang lễ Quốc gia ở số 5 Trần Thánh Tông. Ở TP.HCM, Lễ viếng Đại tướng là ở Hội trường Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1); tại quê hương Đại tướng là Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần vào 18h09 ngày 4/10 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), hưởng thọ 103 tuổi.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục trên 80 năm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ông được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại quê xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

 

Nhóm PV

Bạn có thể quan tâm