- Hàng nghìn người dân ở các tỉnh miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên bắt đầu trở lại TP.HCM làm việc sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất.
- Tại các bến xe ở TP Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... đông đúc người dân lên xe vào Nam.
- Dọc tuyến quốc lộ 1 từ Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhiều nhóm bạn trẻ, người lao động đứng đón xe vào Nam.
-
Lượng người và phương tiện đổ về Hà Nội gấp 7 lần
Theo lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội, chiều 20/2 (mùng 5 Tết), lượng người và phương tiện từ các tỉnh đổ về Hà Nội sẽ tăng gấp 7 lần so với ngày thường. Theo dự báo, nhiều tuyến đường tại các cửa ngõ trung tâm Hà Nội sẽ xảy ra ùn tắc.
Phòng CSGT Hà Nội đã bố trí lực lượng CSGT tuần tra và có kế hoạch phân luồng từ xa. Theo đó, những phương tiện xe tải có trọng tải lớn và đối với các phương tiện xe tải 1,25 tấn bị cấm lưu thông trong các giờ cao điểm tại tuyến đường vành đai 2, vành đai 3 và trong nội đô.
CSGT thủ đô tập trung tăng cường 100% quân số hướng dẫn giao thông tại 352 nút giao thông và 25 chốt trọng điểm có nữ chỉ huy điều khiển giao thông. Hà Nội tăng cường lực lượng tuần tra lưu động trên 15 tuyến quốc lộ, trục chính ra vào thành phố.
Ngoài ra, lực lượng CSGT tập trung xử lý những hành vi vi phạm có thể dẫn tới ùn tắc và tai nạn giao thông.
Ảnh: Quỳnh Trang.
-
-
Bến xe Hà Nội khá vắng vẻ
Chị Vy đi từ Ninh Bình cho biết giá vé tăng 70.000 đồng/lượt. Năm nay, các nhà xe cũng không nhồi nhét quá nhiều khách. Chị Vy khẳng định giá vé như vậy là phù hợp. Chị Vy vừa xuống xe, đợi người nhà ra đón. Ảnh: Quỳnh Trang.
Trong khi đó chị Hoa (quê Hà Nam) cho biết: "Xe ôm từ bến ra Ngã Tư Sở 60.000 đồng là quá đắt. Tôi quyết định đi buýt". Theo ghi nhận của phóng viên, trong Bến xe Giáp Bát và Gia Lâm khá vắng vẻ. Ảnh: Quỳnh Trang.
. -
Lượng hành khách lớn đổ về Bến xe Miền Tây
Chiều 20/2, tại Bến xe Miền Tây, lượng xe khách đổ về không ngớt, cứ khoảng 2-3 phút lại có một xe vào bến. Rất đông người phải chen chúc và chờ đợi rất lâu để có thể lấy được hành lý tại đây.
Anh Lý Thanh Phong, tài xế xe khách chạy tuyến Cái Bè (Tiền Giang) - TP.HCM, cho biết trong hai ngày qua, lượng người về Sài Gòn tăng đột biến, xe anh luôn kín chỗ. Tuy nhiên, cũng theo anh Phong, Tết năm nay người dân ít đi xe khách hơn các năm trước vì đã chọn xe máy làm phương tiện di chuyển. Ảnh: Liêu Lãm.
-
Hạn chế ùn tắc tại trạm thu phí trên cao tốc
Ngày 20/2, trước tình trạng ùn tắc tại trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ hơn 5 tiếng, chiều 19/2, thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) đã có buổi làm việc và yêu cầu chủ đầu tư tuyến đường nỗ lực phối hợp với lực lượng CSGT triển khai các biện pháp chống ùn tắc kéo dài.
Trường hợp ùn tắc do hoạt động thu phí kéo dài trên 700 m, chủ đầu tư cần xả trạm để đảm bảo cho giao thông được thông suốt, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng .
Việc ngừng hoạt động nếu xảy ra ùn tắc kéo dài là tình thế cấp thiết cần được sử dụng để đảm bảo quyền lợi của người dân, đảm bảo cho giao thông được an toàn, thông suốt.
Cảnh ùn tắc trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: D.T.D
-
Người dân bơ phờ, đồ đạc lỉnh kỉnh về thủ đô
17h30, các chuyến xe chở hành khách từ các tỉnh Thái Bình, thành phố Hải Phòng, Thanh Hóa... tiếp tục đổ về Hà Nội. Tại Bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, nhiều người xuống xe trong trạng thái mệt mỏi, bơ phờ. Nhiều đồ đạc, một số hành khách đợi người nhà đến đón, một số khác thuê xe ba gác chở đồ về nhà.
Ông Nam (quê Thái Bình) cho biết vì quá nhiều đồ đạc, ông và một số hành khách khác thuê một chiếc xe ba gác chở đồ từ Bến xe Giáp Bát về Minh Khai với giá 120.000 đồng. Chiếc xe ba gác chở được khá nhiều đồ đạc và 6 người. Ảnh: Phong Tùng.
-
Ùn tắc ở Cầu Giẽ