Giờ ông Đăm đã có vợ và 5 người con, 9 người cháu. Khi được hỏi có ý định tìm bố không, ông cười: “Tôi là người Thái, ở nhà sàn, uống nước sông Nậm Rốm, ăn gạo đồng Mường Thanh".
|
Trong căn nhà sàn người Thái, ngồi đối diện tôi là người đàn ông cao lớn, có nước da đen với mái tóc quăn tít. “Tôi là Lường Văn Đăm, sinh năm 1953 ở bản Mé, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên”, ông cười hiền khi nói về bản thân mình. Lý giải về cái tên, ông bảo do lúc mới sinh, da ông đen và tóc quăn tít nên bà mẹ đặt tên là Đăm, tiếng Thái có nghĩa là Đen. |
|
Ở bản Mé, ông Đăm được đồng bào “ưng cái bụng”, ông sống rất hiền lành. Ông Đăm không nhớ nhiều về chuyện tình của bà mẹ và người lính viễn chinh Pháp, ông bảo có thư người bố gửi cho mẹ nhưng khi bà mất, theo phong tục người Thái, ông cho vào áo quan hết, giờ chỉ còn giữ lại chiếc nồi đồ xôi bằng đồng, là kỷ vật của người bố tặng mẹ ông từ khi yêu trong lúc cuộc chiến Điện Biên Phủ diễn ra khốc liệt nhất.
|
|
Khi ấy, mẹ của ông Đăm là người con gái xinh đẹp như hoa rừng. Viên lính viễn chinh Pháp đã đem lòng thương và hàng ngày xin vào bản lấy củi, tẽ ngô giúp bà. Ảnh: Ông Đăm bên người vợ của mình. Cách đây ít năm, bà bị liệt nửa người.
|
|
“Mẹ tôi kể ông ấy dẫn cưới to lắm, có nhiều bánh kẹo và còn mua áo mới tặng mẹ”, ông Đăm nhớ lại. Khi cuộc chiến vào giai đoạn căng thẳng, viên lính Pháp được điều về Hà Nội nhận lệnh mới, khi chưa kịp trở về Tây Bắc với người vợ thì chiến thắng Điên Biên Phủ của Việt Nam đã vang lừng năm châu. |
|
Chiếc nồi đồ xôi bằng đồng kỷ vật của người bố tặng mẹ ông Đăm từ khi yêu trong lúc cuộc chiến trận Điện Biên Phủ diễn ra khốc liệt nhất.
|
|
Tướng Đờ Cát bị bắt, viên lính trẻ bị trục xuất về nước vì thất trận, bỏ lại người vợ và giọt máu ở lại trời Tây Bắc. Ảnh: Tấm giấy công nhận Gia đình văn hóa của ông Đăm treo trang trọng trên tường gian khách.
|
|
Giờ con cái lớn lấy chồng ông Đăm phải làm từ việc nhỏ đến việc lớn. Người con gái lớn của ông Đăm cũng cao lớn như bố. Ông Đăm có 5 người con, 9 người cháu. Khi hỏi ông có ý định tìm bố không thì ông cười giòn và nói: “Tôi là người Thái, tôi ở nhà sàn, uống nước sông Nậm Rốm, ăn gạo đồng Mường Thanh… quê hương tôi bình yên lắm, tôi chẳng đi đâu cả”, ông Đăm chất phác nói.
|
điện biên phủ
chiến tranh
người lính