Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người cao tuổi nhất thế giới qua đời

Cụ bà Tomiko Itakeoka, được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 29/12/2024 tại Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, thọ 116 tuổi.

Chính quyền thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, miền Tây Nhật Bản, ngày 4/1 thông báo cụ bà Tomiko Itooka - được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới, vừa qua đời, thọ 116 tuổi.

Theo giới chức địa phương, cụ Itooka qua đời tại viện dưỡng lão Ashiya vào đêm 29/12/2023.

Nguoi cao tuoi nhat anh 1

Cụ bà Tomiko Itakeoka đón sinh nhật lần thứ 116 tại viện dưỡng lão Ashiya, miền Tây Nhật Bản, vào ngày 23/5/2024. Ảnh: Kyodo.

Tuổi và ngày sinh của cụ Itooka - 23/5/1908 - được Nhóm nghiên cứu Lão khoa xác nhận. Đây là nhóm xác nhận thông tin chi tiết về những người được cho là 110 tuổi trở lên và đưa bà lên đầu Bảng xếp hạng Người siêu thọ thế giới.

Tháng 12/2023, cụ Itooka được xác nhận là người cao tuổi nhất Nhật Bản và được sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, sau khi cụ Maria Branyas Morera, người nắm giữ danh hiệu này trước đó, qua đời ở Tây Ban Nha.

Cụ Itooka là chị cả trong gia đình có 3 anh chị em. Khi được thông báo rằng đã trở thành người lớn tuổi nhất, Itooka đã trả lời: "Cảm ơn", những lời bà cũng thường nói với những người chăm sóc mình - với ý niệm rằng không bao giờ quá già để lịch sự.

Sinh ra tại Osaka, cụ Itooka từng là một cầu thủ bóng chuyền khi còn học trung học. Bà kết hôn năm 20 tuổi và có hai con gái và hai con trai, theo Guinness. Trong Thế chiến II, bà quản lý văn phòng của nhà máy dệt của chồng.

Cụ Itooka duy trì một lối sống năng động, ngay cả sau khi chồng bà qua đời vào năm 1979.

Sống một mình ở tỉnh Nara trong một thập kỷ, bà thường xuyên tham gia leo núi, bao gồm cả Núi Nijo ở Dãy Kongō.

Ở độ tuổi 70, bà từng chinh phục Núi Ontake cao 3.067 m của Nhật Bản hai lần, khiến cả người hướng dẫn của bà ngạc nhiên khi chỉ cần đi giày thể thao thông thường thay vì giày đi bộ đường dài.

Ở độ tuổi 80, bà đã tham gia Cuộc hành hương Osaka 33 Kannon, ghé thăm 33 ngôi đền và ở tuổi 100.

Ở tuổi 100, cụ vẫn có thể leo lên những bậc đá dài của đền Ashiya mà không cần chống gậy.

Dương Lam

Bạn có thể quan tâm