Người bắn phát B40 mở trận đánh cầu Rạch Chiếc trước cửa ngõ Sài Gòn
Thứ sáu, 28/4/2017 12:10 (GMT+7)
12:10 28/4/2017
"Lúc biết mình được chọn bắn phát súng mở màn trận đánh, tôi khá hồi hộp. Đây là trận đánh ác liệt, cam go, bởi cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc được xem là bức tường lửa", ông Thọ kể.
Hàng năm, cứ đến ngày 27/4, trung úy Nguyễn Đức Thọ lại đến chân cầu Rạch Chiếc, quận 2, TP.HCM, nơi chiến trường ác liệt năm xưa trong chiến dịch Hồ Chí Minh, để tưởng nhớ 52 đồng đội đã ngã xuống nơi đây.
Ông Thọ kể: "Lúc biết mình được chọn bắn phát súng đầu tiên mở màn trận đánh, tôi khá hồi hộp. Các anh em xác định đây là trận đánh ác liệt, cam go, có thể hy sinh bất cứ lúc nào vì cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc được xem là bức tường lửa".
Vào thời điểm đó, lực lượng canh giữ thường trực cầu Rạch Chiếc có khoảng 400 lính được vũ trang. Dưới gầm cầu có hai khối thuốc nổ lớn, phòng trường hợp không giữ được thì phá huỷ. Ảnh tư liệu.
Rạng sáng 26/4/1975, ông Thọ bắn phát súng đầu tiên vào tháp canh cầu Rạch Chiếc nhưng không trúng, phát thứ 2 trúng đích, đạn làm đổ một góc tháp canh, hạ luôn khẩu đại liên.
"Lúc 5h ngày 30/4, đơn vị đặc công nước, biệt động lại nổ súng tấn công vào cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc. Đợt tiến công diễn ra nhanh chóng, quân đội Việt Nam Cộng hoà tháo chạy tán loạn về trung tâm, số khác đầu hàng", ông Thọ kể. Đến sáng sớm 30/4, đại quân hướng đông tiến qua cầu Rạch Chiếc, hành quân vào Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất).
Kể chuyện một lúc, ông lại chùng xuống, mắt đượm buồn khi nghĩ về các đồng đội.
Hai ngày đầu diễn ra trận đánh, lực lượng phòng thủ cầu Rạch Chiếc đông, nhiều súng hạng nặng nên phản kích ác liệt. Cả Z22 và Z23 lúc rút ra ngoài chỉ còn 29 người, 52 đồng đội của ông đã hy sinh trước ngày thống nhất.
42 năm sau ngày đất nước thống nhất, ký ức về trận đánh trên cầu Rạch Chiếc vẫn còn nguyên vẹn mỗi khi ông đặt chân tới đây.
Sau trận đánh cầu Rạch Chiếc ông tiếp tục hoạt động trong quân đội đến năm 1983 thì giải ngũ, trở về Thanh Hóa. Năm 1990, ông đưa cả gia đình vào TP.HCM lập nghiệp.
Vợ chồng ông có ba người con, đang sống ở quận 8. Trong đó, người con gái bị bệnh vì ảnh hưởng chất độc hóa học trong thời gian ông Thọ đi chiến đấu. Ông hiện là thương binh, mất sức lao động hơn 60%.
Trung uý Nguyễn Đức Thọ (giữa) trở lại chiến trường xưa, tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống trước thời khắc đất nước thống nhất.
Cầu Rạch Chiếc, nơi xảy ra trận đánh ác liệt kéo dài 4 ngày đêm và 52 bộ đội đã hy sinh ngay cửa ngõ vào Sài Gòn. Ảnh: Google Maps - Thiên Sơn.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trang sử đau thương khép lại và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam kéo dài mãi mai sau.
Sáng 7/4, sau lễ tuyên thệ nhậm chức, ngay tại phòng Diên Hồng - nơi Quốc hội khoá 13 đang họp kỳ cuối cùng - tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận bức công thư đầu tiên.
Thăm, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn Chiến thắng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước đặt trọn niềm tin vào quân đội.