Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Ngựa thồ hàng không' A400M gây khó cho châu Âu

Đức đang đàm phán với một số quốc gia, trong đó có Czech và Thụy Sĩ, về việc sử dụng chung 13 máy bay vận tải thế hệ mới Airbus A400M, được ví như những con "ngựa thồ hàng không".

Bộ Quốc phòng Đức từ chối bình luận về thông tin nói trên. Đại diện của Airbus cũng không bình luận gì, song khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng tới số lượng A400M mà Đức đã đặt mua.

Đức cũng gặp khó

Kể từ khi dự án Airbus A400M ra đời, Đức dự định mua 60 chiếc, nhưng sau đó giảm xuống còn 53 chiếc. Năm 2011, Quốc hội Đức đã thông qua việc bán bớt 13 chiếc cho các quốc gia khác nhằm cắt giảm ngân sách.

ngua tho hang khong anh 1
Airbus A400M ra mắt tại Seville, Tây Ban Nha vào tháng 6/2008. Ảnh: Airliners.net

 

Việc vận hành Airbus A400M đòi hỏi nhiều yêu cầu cao. Vì thế, Đức đã đề nghị một điều khoản đàm phán cho phép lực lượng không quân nước này tiếp tục duy trì việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng 13 máy bay nói trên, và các quốc gia sẽ sử dụng theo nhu cầu của mình.

Đức, quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu, phải tìm cách bán bớt hoặc tìm đối tác sở hữu chung một số máy bay A400M còn nằm trên giấy. Italy rút lui còn Anh phải sử dụng tạm máy bay C-17 trong chương trình máy bay chiến lược giai đoạn ngắn.

Trong khi chờ A400M ra lò, châu Âu vẫn chưa tìm được lối thoát rõ ràng cho dự án "ngựa thồ hàng không" đồ sộ này.

Dự án tốn kém và kéo dài

Airbus A400M là một dự án kéo dài và tốn kém của châu Âu, với nhiều lần tăng chi phí và chậm trễ trong việc hoàn thành. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Đức công bố vào tháng 12 năm ngoái, phần đóng góp của Đức đã tăng từ 8,1 tỷ euro lên 9,8 tỷ euro, 

 

Dự án này được các đối tác của châu Âu và Mỹ khởi động từ năm 1982 nhằm chế tạo một loại máy bay vận tải quân sự quốc tế tương lai, thay thế cho các máy bay C-130 Hercules và C-160 Transall.

ngua tho hang khong anh 2
Những chiếc Airbus A400M đầu tiên ra lò, xếp hàng trên đường băng chờ cất cánh. Ảnh: Ainonline.com

 

Tuy nhiên, trải qua nhiều thay đổi, cuối cùng A400M trở thành dự án riêng của châu Âu, với việc sử dụng động cơ EuroProp thay vì Pratt & Whitney Canada như dự kiến ban đầu. Các nước tham gia dự án đã đặt mua tổng cộng hơn 200 chiếc, nhưng sau đó một số nước rút lui, một số khác lại thay đổi số lượng.

Nam Phi, Chile và Malaysia là những nước ngoài châu Âu đã tham gia dự án này, bên cạnh một khách hàng tiềm năng khác là Canada.

Tổng cộng 10 nước đã đặt mua 174 chiếc A400M, với giá thành mỗi chiếc lên đến hơn 100 triệu euro. A400M được trang bị bốn động cơ cánh quạt bán phản lực, công suất mỗi động cơ lên đến 11.000 mã lực, mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mỗi động cơ có 8 cánh quạt và các cánh quạt thuộc hai động cơ ở mỗi bên cánh quay ngược chiều nhau.

Ngày 11/12/2009, chuyến bay thử đầu tiên của A400M tại Seville, Tây Ban Nha diễn ra thành công tốt đẹp. Các bộ phận của A400M được sản xuất rời tại nhiều quốc gia. Sau đó, Airbus sử dụng máy bay vận tải dân dụng Beluga vận chuyển về nhà máy tại Seville để lắp ráp.

ngua tho hang khong anh 3
Bên trong khoang chở hàng của Airubs A400M. Ảnh: Aerospacemx.com

 

A400M có chiều dài 43,8 m, sải cánh 42,4 m và chiều cao 14,6 m, tổng trọng lượng cất cánh tối đa là 130 tấn, tải trọng hàng hóa tối đa 37 tấn. Ngoài chuyên chở hàng hóa, máy bay có thể chở 116 lính được trang bị đầy đủ, hoặc sơ tán y tế được 66 người cùng 25 bác sĩ.

A400M hoạt động ở trần bay 11,3 km, tầm xa tối đa lên đến 7.000 km. Nó có thể thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không và cần đường băng dài tối thiểu 940 m để cất cánh, 625 m để hạ cánh tùy thuộc vào tải trọng.

A400M xứng đáng được mệnh danh là "ngựa thồ hàng không" với khả năng chuyên chở lớn và hoạt động linh hoạt, với hai hoặc ba phi công điều khiển cùng một chuyên gia bốc xếp hàng hóa.

Thị trường máy bay quân sự ở châu Á tăng mạnh

Sự gia tăng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trong khu vực khiến các nước châu Á mạnh tay chi nhiều tiền hơn để mua sắm trang bị vũ khí mới, đặc biệt là máy bay chiến đấu.

Siêu máy bay Airbus A380 được sơn lại như thế nào Một đội gồm 34 công nhân đã làm việc trong 2 tuần để sơn lại toàn bộ máy bay Airbus A380 của hãng hàng không Emirates.

Hà Bình

Bạn có thể quan tâm