Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngủ đêm trên vỉa hè, chờ đưa tang Đại tướng

5h, hàng trăm người dân đã đứng, ngồi bên ngoài cổng Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội, chọn một chỗ tốt để có thể nhìn thấy xe linh cữu trong lễ đưa tang sáng nay, 12/10. Nhiều người đã ở đó từ đêm qua.

  • Trời còn rất tối, nhưng các lực lượng phụ vụ cho lễ tang Đại tướng đã làm việc từ khuya. 2 bên đường, rất nhiều người dân đã ngủ lại từ đêm, chỉ chờ đợi có một chỗ thật tốt, mong nhìn thấy xe linh cữu đi và và tiễn biệt vị Đại tướng vĩ đại.
  • Thời tiết tại Hà Nội trong sáng nay không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ từ 25 - 33 độ C.
  • 7h sáng nay sẽ diễn ra Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trước khi đưa linh cữu Đại tướng vào Quảng Bình để thực hiện Lễ an táng.

  • 2 thanh niên nán ngủ lại trên vỉa hè. Họ thuộc những người đã xếp hàng cả đêm qua và vẫn không về nhà vì họ biết, chỉ vài giờ nữa, xe linh cữu sẽ chở thi hài Đại tướng về với Quảng Bình.
  • Cấm đường, Phố Trần Thái Tông vắng vẻ và sạch sẽ
  • Người dân gửi xe ở các khu phố lân cận để đi độ vào
  • 5h sáng, nhiều người dân đã có mặt dù Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ 7h sáng nay 13/10
  • 7h sáng nay sẽ diễn ra Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trước khi đưa linh cữu Đại tướng vào Quảng Bình để thực hiện Lễ an táng

  • Hàng rào được lập nên từ ngoài đường Trần Hưng Đạo, cách nhà tang lễ hơn 1km. Nhiều người đã tập trung bên hàng rào này.
  • Nhiều bạn trẻ ôm theo di ảnh của Đại tướng đến tiễn biệt ông về với đất mẹ Quảng Bình
  • Đoàn xe nghi lễ đã sẵn sàng, dù phải 3 giờ đồng hồ nữa, họ mới có lệnh di chuyển.
  • Theo quy định, Chương trình Lễ truy điệu gồm Trưởng ban tổ chức lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu; quân nhạc cử Quốc ca; Trưởng ban lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm trong khi quân nhạc cử nhạc Hồn tử sĩ. Sau đó, Trưởng ban tổ chức lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

  • Đoàn Thanh niên tình nguyện có mặt sớm tại cổng Nhà tang lễ quốc gia để chuẩn bi
  • 2 anh em anh Nguyễn Văn Hòa ở Thanh Hóa (2 người nằm ngủ trên vỉa hè trong ảnh dưới) ra Hà Nội từ sáng hôm qua, 12/10 để xếp hàng vào viếng. Họ ngủ lại để chờ dự lễ truy điệu Đại tướng. Từ hôm qua tới giờ, họ chỉ ăn bánh mỳ do các sinh viên tình nguyện phát miễn phí.
  • "Hiện trong khu vực Nhà Tang lễ, các chiến sĩ phục vụ đã chất vòng hoa lên các xe rước linh cữu" - Phóng viên Tùng Lê cho biết.
  • Đoàn xe nối đuôi nhau trên phố Trần Thánh Tông
  • "5h sáng hàng ngàn người dân đã đổ về khu vực 30 Hoàng Diệu, người dân đứng ngồi, có người vẫn còn đang trong tình trạng ngái ngủ vì một quãng đường xa, có người ủ rũ vì cả đêm thức chờ đợi trước cửa nhà Đại tướng" - Phóng viên Hoàng Thành tại nhà riêng Đại tướng cho biết.

  • Người vợ gục vào đùi chồng, cố nghỉ đôi chút khi trời còn chưa sáng trước nhà 30 Hoàng Diệu.
  • “5h30 trên phố Hoàng Diệu đã có hàng nghìn người dân tập trung bên đường mang theo hoa để chờ đón đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng đi qua. Nhiều người mặc trang phục màu đen”, PV Tuấn Anh thông báo. "Họ cũng chuẩn bị cả nước uống và bánh mỳ vì dự kiến ngoài 8h đoàn xe rước linh cữu mới có mặt ở Hoàng Diệu".

  • "Trên phố Điện Biên Phủ, nơi đoàn xe tang đi qua cũng có hàng trăm bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh thành (Nam Định, Hải Phòng,...) mang theo hoa cúc vàng, di ảnh. Họ cho biết đã ngồi từ đêm qua, 12/10 để ước nguyện được tiễn đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng", PV Tuấn Anh đang có mặt trên đường Hoàng Diệu, cho biết.
  • Từ sáng sớm ngày 13/10, hàng trăm người đã có mặt tại số nhà 30 trên đường Hoàng Diệu để chờ đợi giây phút diễn ra lễ đưa tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhiều người dân đã thức trắng đêm, anh Phan Xuân Thiện (27 tuổi) một người dân từ Nghệ An ra Hà Nội tâm sự: "Tối qua sau khi viếng Đại tướng ở nhà tang lễ, tôi đã đi ra nhà riêng của Bác để đợi đến sáng nay chứng kiến tang lễ đưa bác về nơi an nghỉ". Phóng viên Lê Tú chia sẻ qua điện thoại.

     

  • Phía bên ngoài, hàng trăm tình nguyện viên nắm tay nhau tạo thành hàng nghiêm chỉnh để hỗ trợ việc đảm bảo an ninh trật tự. Mỗi người dân đứng chờ trước cổng số nhà 30 Hoàng Diệu đều cầm trên tay một bông hoa để tỏ lòng thương nhớ.

  • Hiện tại, công tác chuẩn bị phía bên trong nhà riêng của Đại tướng đang được khẩn trương tiến hành. Tất cả đều đang chờ đón giây phút thiêng liêng để đưa Đại tướng về quê hương Quảng Bình. Di ảnh được đặt trong sân nhà Đại tướng. Ảnh: Hoàng Thành.

  • Sáng chưa tỏ mặt người, nhưng khu vực đường Hoàng Diệu đã đông người
  • Lúc này, phía trong nhà Tang lễ, các chiến sĩ tiêu binh đang ở những khâu chuẩn bị cuối cùng. Ảnh: Hoàng Hà.
  • 6h, ngồi trên vỉa hè cùng 3 đứa con nhỏ và mẹ già, chị Phạm Thị Oanh (32 tuổi ở huyện Đan Phượng) cho biết gia đình chị có 9 người đi. Để có mặt ở phố Hoàng Diệu, gia đình chị phải dậy từ 4h sáng. Hiện, đứa con nhỏ của chị 15 tháng tuổi vẫn cầm bình sữa mút với vẻ mặt còn ngái ngủ.

  • "Tuyến đường Trần Hưng Đạo hiện là nơi người dân tụ tập đông nhất, trong đó đa phần là những người cao tuổi" - Phóng viên An Hoàng trao đổi qua điện thoại.

     

  • Để chen chân vào vỉa hè Trần Hưng Đạo vào 6h sáng, không còn là điều dễ dàng.
  • 6h05, để đảm bảo cho tuyến đường thông thoáng khi linh cữu Đại tướng đi qua, cảnh sát đang yêu cầu người dân ngồi bên vỉa hè thay vì họ ngồi ở giữa tuyến đường như hiện nay. Trong ít phút, hàng nghìn người dân đã chấp hành nghiêm chỉnh.

  • Mỗi người đến viếng Đại tướng đều được phát những bông hoa vàng đỏ để tỏ lòng thành kính vị tướng của dân tộc.

  • "Hôm nay, không chỉ có những người dân thủ đô, mà người từ các tỉnh xa cũng xuống đường để đưa tiễn đại tướng. Họ đến từ rất nhiều nơi như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh...".

     

  • "6h10, bên trong khuôn viên nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, một số người vẫn quét dọn khu vườn phía trước cho sạch sẽ. Hàng nghìn bó hoa trải dọc các lối đi vào nhà của vị Đại tướng tài ba. Phía cổng ngoài, các lực lượng làm nhiệm vụ an ninh đã vào các vị trí được phân công".

  • Các bạn trẻ mang theo cả Quốc kỳ kích thước lớn
  • Bà Nguyễn Thị Tâm ở phố Lò Đúc, tuy nhà cách khu tang lễ rất gần nhưng bà Tâm vẫn đến từ 4h sáng để mong được đưa tiễn linh cữu Đại tướng về với đất mẹ

     

  • Đứng lặng lẽ ngoài cổng, Thượng tá Phạm Văn Lâm từng công tác tại lực lượng cảnh vệ đứng chờ đến thời gian diễn ra nghi lễ đưa tang. Thượng tá cho biết đã từng chụp ảnh chung cùng Đại tướng vào năm 2003.


  • Ông Nguyễn Văn Thanh là cựu chiến binh Sư đoàn 320 đến phố Trần Hưng Đạo từ lúc 3h sáng. Ngày hôm qua 12/10, ông cũng đã được vào viếng Đại tướng trong nhà tang lễ.

  • Xe tang đã chất đầy vòng hoa.
  • "6h20, hàng nghìn người ai cũng có cách tỏ lòng thành kính với Tướng Giáp riêng của mình. Người đeo băng tang đen ở cổ tay, người cầm những bông hoa hồng vàng... còn sinh viên tình nguyện thì đứng dọc hai bên đường làm nhiệm vụ, nhặt những mẩu rác, lá rơi còn lại trên phố".

  • Thầy cúng của gia đình đến vái biệt tại Nhà tang lễ.
  • Người khác mang theo di ảnh người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam

     

  • Để có được một vị trí "đắc địa" họ đã phải có mặt từ 4h sáng
  • Ông Lương Văn Son (83 tuổi) ở phố Huế đứng chờ từ 4h sáng. Hôm qua ông cũng xếp hàng chờ nhưng hết giờ vào viếng. Ông cho biết mình sẽ quỳ lạy Đại tướng khi xe linh cữu đi qua.

  • 6h21 dòng người đổ về các khu phố gần Nhà tang lễ mỗi lúc một đông. Dù chưa nắng nhưng thời tiết khá oi ả.

  • Các chiến sĩ CSGT và thanh niên tình nguyện thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn

  • Hôm qua dòng người xếp thành hàng dài trên các con phố để vào viếng Đại tướng, thì sáng nay họ lại cùng nhau đến để tiễn biệt vị Đại tướng đầu tiên của dân tộc Việt Nam
  • Xem Lựu pháo và xe tang sẵn sàng trong sân Nhà tang lễ

  • "Đang có mặt ở trước cổng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Trần Đức Quế từng công tác ở Bộ Giao thông Vận tải - người có mặt trong buổi sinh nhật vị Đại tướng khi tròn 103 tuổi chia sẻ, mới đây tại một cuộc hội thảo, nhiều người cho rằng nên bỏ tên một số tuyến đường ở Hà Nội như Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi nối về đầu phố Điện Biên Phủ để đặt tên vị Đại tướng.

    Cũng có ý kiến cho rằng khi cầu Nhật Tân nối sân bay Nội Bài được hoàn thành, con đường mang tên Võ Nguyên Giáp cũng hình thành ở đây. Tuy nhiên, các phương án vẫn chưa được chốt".

Nhóm PV

Bạn có thể quan tâm