Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngư dân Mỹ không bán được tôm hùm mùa dịch Covid-19

Sau chiến tranh thương mại, ngành tôm hùm Mỹ lại đang khó khăn vì dịch Covid-19. Trung Quốc, khách hàng tôm hùm lớn nhất của Mỹ, không nhập món ăn xa xỉ khiến ngư dân điêu đứng.

My khong ban duoc tom hum anh 1

Cũng như các ngư dân dọc theo bờ biển phía đông và phía tây nước Mỹ, Ethan Wallace đã chờ 18 tháng để Trung Quốc, nhà nhập khẩu tôm hùm sống lớn nhất thế giới, dỡ bỏ thuế quan áp đặt trả đũa với hải sản Mỹ khiến anh sụt giảm lợi nhuận. Tuần này, thời điểm đó đã đến. Bắc Kinh bắt đầu cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc nộp đơn xin miễn thuế. Nhưng với anh Wallace, điều này không còn quan trọng nữa.

My khong ban duoc tom hum anh 2

Thuế quan giờ đây không phải vấn đề. Không doanh nghiệp Trung Quốc đặt mua tôm hùm nữa. Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến các bữa tiệc Tết Nguyên đán và tiệc cưới thiếu vắng món tôm hùm tươi. Tôm hùm không chỉ là món ăn xa xỉ, mà còn là biểu tượng của tài lộc, may mắn ở Trung Quốc. Tại nhiều thành phố của nước này, các nhà hàng phải đóng cửa. Người dân bị cấm tụ họp. Nếu không thì các chuyến bay chở tôm hùm cũng bị cấm bay đến Trung Quốc.

My khong ban duoc tom hum anh 3

“Thế là xong! Nhờ virus corona”, anh Wallace, 28 tuổi, than thở khi lái chiếc tàu đánh bắt tôm vào bến tàu ở thành phố Marathon, bang Florida. “Thông thường tôi vẫn ra khơi bắt tôm từ 15 ngày hoặc hơn”. Anh nói trong khi hai nhân viên dỡ tôm từ các bẫy tôm làm bằng kim loại, nắp gỗ với các dây rong biển bên trong. Wallace đã thả khoảng 3.200 bẫy tôm tổng cộng.

My khong ban duoc tom hum anh 4

Mọi khi tôm cuối vụ vẫn bán được giá cao 11-12 USD/pound (4,5 lạng). Tuy nhiên, tháng 1 năm nay, khi chính phủ Trung Quốc đóng cửa chợ hải sản tươi ở Vũ Hán, giá tôm hùm Florida trong một đêm rớt tới 5 USD/pound vì phải bán đông lạnh. Trong khi đó, Wallace vẫn mất hơn 1.000 USD/ngày để trả công các thuyền viên và chi phí khác.

My khong ban duoc tom hum anh 5

Xung quanh bến tàu Keys Fisheries và dọc tuyến quốc lộ Overseas Highway của Florida Keys, các bẫy tôm hùm bày la liệt, chồng đống lên nhau. Virus corona nhanh chóng “phủ bóng đen” lên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Chuỗi sản xuất và cung ứng, các kế hoạch du lịch bị phá vỡ ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệu ứng domido lan sang chuỗi cung ứng iPhone, ảnh hưởng đến ngành khách sạn và cả tôm hùm, theo New York Times.

My khong ban duoc tom hum anh 6

“Hiệu ứng của virus corona đã làm rung chuyển toàn bộ chuỗi cung ứng tôm hùm ở Mỹ và Canada”, Annie Tselikis, Giám đốc Điều hành Hiệp hội các Đại lý Tôm hùm ở Maine, nơi cung ứng 4/5 lượng tôm hùm của Mỹ. Cô nói rằng tình hình buôn bán tôm hùm ở bang rất chậm.

My khong ban duoc tom hum anh 7

Trong thập kỷ qua, nhu cầu ăn tôm hùm sống của người Trung Quốc tăng lên cho thấy sự giàu có ở tầng lớp trung lưu. Tôm hùm được vận chuyển từ Miami đến Trung Quốc trong 40 tiếng mà vẫn giữ được độ tươi sống. Nó từng đạt mức giá 20 USD/pound hồi năm 2014, kéo theo xu hướng chuyển sang nghề đánh bắt tôm ở Mỹ để bán sang châu Á. Nó là mặt hàng hải sản giá trị nhất ở Miami.

My khong ban duoc tom hum anh 8

“Thị trường Trung Quốc đã nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng tôi”, Ernie Piton, 55 tuổi, người đánh bắt tôm ở Key Largo, nói. Ông chuyển sang nghề bán tôm hùm cho thương nhân Trung Quốc 10 năm trước. “Chúng tôi có nhiều tiền gửi ngân hàng hơn”. “Mọi hy vọng đặt vào cuối vụ đánh bắt đã đổ bể”.

My khong ban duoc tom hum anh 9

D&D Seafood, nhà hàng tôm hùm cách sân bay quốc tế Miami 5 phút, bán ra hơn 1 triệu pound tôm hùm mỗi năm (hơn 450 tấn). “Virus đã ảnh hưởng 100% hoạt động kinh doanh của chúng tôi”. Dennis Dopico, Phó tổng giám đốc, nói rằng khoảng 5.000 pound hôm hùm bị kẹt trong bể.

Tôm hùm hết đường bay sang TQ, rớt giá xuống đáy ở Mỹ vì Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tôm hùm - món ăn xa xỉ vào ngày thường đối với nhiều người - nay có giá chạm mức thấp kỷ lục trong 4 năm qua tại Mỹ.

Xuất hiện tôm hùm ‘0 đồng’ ở Australia vì virus corona bùng phát ở TQ

Dịch virus corona bùng phát tại Trung Quốc làm đảo lộn chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa toàn cầu.

Hạnh Vũ

Ảnh: New York Times

Bạn có thể quan tâm