Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngôi nhà kỳ dị gắn 9.000 đĩa cổ

Ông Nguyễn Văn Trường (Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có niềm đam mê vô hạn với đồ cổ và ngôi nhà tuyệt tác, có một không hai gắn gần 9000 bát đĩa cổ là thành quả gần 20 năm lặn lội khắp các tỉnh thành sưu tầm sành sứ xa xưa của ông.


Vĩnh Phúc xưa nay nổi tiếng nhiều người buôn và chơi đồ cổ nhưng dùng chúng để gắn lên tường nhà thì chỉ có ông Trường. 52 tuổi mà ông đã có 30 năm đam mê đồ cổ và sưu tầm được cả một “gia tài” gốm sứ đa dạng đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Mạc, Nguyễn, Lê, Lý-Trần…

Ông Nguyễn Văn Trường- người sưu tầm và tự tay gắn gần 9000 bát đĩa cổ lên tường nhà.

Toàn bộ “kiệt tác” của ông dùng tới gần 9000 chiếc đĩa, 90kg xèng, 20kg tiền xu, hơn 20kg các loại khuy áo cổ và vô vàn những mảnh gốm vỡ.

Trước cửa nhà sành sứ cổ đều được gắn ngay ngắn.

Chum đời Tống cách nay khoảng 1000 năm gắn trên hòn non bộ

Bên trong ngôi nhà gắn nhiều đĩa cổ thời Hán, Đường, Tống, Nguyễn, Mạc…

Nhà ông Trường nằm trong một con ngõ nhỏ, hai bên nhà cửa san sát. Không khó để nhận ra ngôi nhà đặc biệt ấy. Nhìn từ xa ngôi nhà thoáng mang một nét cổ điển, kiểu kiến trúc cung đình độc đáo. Tường rào gắn vô vàn những chiếc đĩa cổ, những mảnh gốm vỡ, những bình hoa, chum chậu từ ngàn xưa. Đặt sát tường là hàng chục chiếc cối đá, chân cột nhà đời Nguyễn. Cổng nhà gắn những chiếc đĩa, bình với đủ loại hoa văn trang trí tinh xảo, độc đáo.

Đồ cổ được gắn trên tường rào.

Tường rào, cổng đều được gắn đĩa, bình cổ; cối giã gạo, chân cột nhà đời Nguyễn được xếp ngay ngắn.

Non bộ.

Cận cảnh hòn non bộ với nhiều đổ cổ từ thời Tống, Nguyên...

Bước qua cánh cổng, bên phải là hòn non bộ gắn hàng nghìn bát đĩa, mảnh gốm, tiền xu cổ vừa mang nét cổ điển vừa pha chút độc đáo, mới lạ, hiện đại.

Bên phải cổng là ngôi nhà gắn gần 3000 bát đĩa xưa và ba cây cột trước nhà chi chít tiền xu, khuy áo, đồng xèng cổ.

Gần 20 năm sưu tầm đồ cổ với muôn vàn khó khăn, gánh nặng cơm áo gạo tiền, sự phản đối của gia đình, sự xuất hiện tràn lan của đồ giả cổ… nhưng chưa bao giờ ông chán nản, có ý định bỏ cuộc, thậm chí, niềm đam mê đồ cổ ngày càng ngấm vào máu, ăn sâu vào con người ông.

Ông chia sẻ: “Tôi sưu tầm đồ cổ không nhằm mục đích thương mại mà gắn tất cả lên tường. Làm như vậy chúng sẽ không bị vỡ, không ai lấy đem bán được. Với tôi nó là di sản văn hóa cần được lưu giữ cho muôn đời sau”.

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm