Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Ngôi đền’ chất chứa chuyện đời các nạn nhân vụ 11/9

Phòng Gia đình, nơi thân nhân nạn nhân vụ 11/9 chia sẻ những câu chuyện về cuộc đời người quá cố, nằm không xa Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh sập hôm 11/9/2001.

Di ảnh những người thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: NYtimes

Trong tuần này, Phòng Gia đình cùng hàng ngàn câu chuyện về tình yêu và cuộc đời những người thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001, sẽ lần đầu được mở cửa cho công chúng. Tuy nhiên, di vật của những người quá cố tại Phòng Gia đình sẽ được chuyển từ tòa nhà 1 Liberty Plaza, gần hiện trường vụ khủng bố, tới Bảo tàng bang New York ở Albany, cách đó 240 km.

Tại tuần lễ tưởng niệm 13 năm vụ khủng bố 11/9, khách tham quan Bảo tàng New York có cơ hội tìm hiểu cuộc đời những nạn nhân của vụ khủng bố kinh hoàng, bao gồm nhiều lính cứu hỏa thiệt mạng khi nỗ lực sơ tán những người mắc kẹt trong tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở Hạ Manhattan.

Phòng Gia đình được mở cửa vào tháng 4/2002, 7 tháng sau vụ khủng bố làm gần 3.000 người thiệt mạng. Với sự giúp đỡ của các gia đình mất người thân, người ta thu thập và trưng bày tại Phòng Gia đình rất nhiều di vật của những người quá cố. Phòng tưởng niệm là không gian tĩnh lặng để gia đình tưởng nhớ người thiệt mạng.

Vụ khủng bố 11/9 qua những bức ảnh không thể quên

Chuỗi tấn công kinh hoàng ngày 11/9/2001 gây chấn động nước Mỹ, dẫn tới hàng loạt những thay đổi trên quy mô toàn cầu về quân sự, chính trị và ngoại giao.

 

"Bạn có thể nhìn rõ hơn ở trên thiên đường" là lời nhắn mà thân nhân gửi tới người quá cố khi mang di vật là chiếc kính tới bảo tàng. Ảnh: NYtimes

Nhằm tránh những đứa trẻ gây huyên náo phòng tưởng niệm, người ta thiết kế những khu vui chơi dành riêng cho trẻ em. Trong phòng, những hộp khăn giấy luôn được đặt sẵn. Hơn một thập niên trôi qua sau vụ khủng bố 11/9, Phòng Gia đình vẫn đón tiếp rất nhiều người viếng thăm, chủ yếu vào ban đêm, những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ.

Phòng Gia đình lưu giữ tài liệu về gần 1.000 nạn nhân vụ khủng bố 11/9. Điểm đặc biệt nhất của nơi này là bộ di ảnh những người thiệt mạng. Nơi đây cũng chất chứa rất nhiều thông điệp yêu thương mà những người còn sống muốn gửi tới thân nhân đã khuất.

Nhằm phục vụ những gia đình không có cơ hội viếng thăm, người ta chụp hình từng chi tiết trong Phòng Gia đình và đăng tải nó lên Internet. Những hình ảnh độ phân giải cao cho phép mọi người trải nghiệm căn phòng từ xa. Thao tác phóng to hình ảnh cho phép người xem đọc từng chữ trên thẻ căn cước của một người quá cố.

Di vật của người quá cố và những thông điệp của người còn sống tại Phòng Gia đình. Ảnh: NYtimes

Tuy nhiên, “ngôi đền” chất chứa chuyện đời các nạn nhân vụ khủng bố kinh hoàng có thể sẽ đóng cửa trong thời gian tới sau khi Bảo tàng Quốc gia tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9 mở cửa trong cuối năm nay. Giới chức bảo tàng đang đề nghị mua lại những di vật ở Phòng Gia đình để tăng thêm số hiện vật.

Một số thân nhân những người thiệt mạng tỏ ra chưa sẵn sàng khi công khai những thông điệp riêng tư của họ với người quá cố trước công chúng. Số khác cho rằng đề nghị của Bảo tàng Quốc gia vụ 11/9 là hợp lý vì “đã đến lúc thế giới cần nhìn thấy và trải nghiệm niềm đau xót và nỗi thống khổ của chúng tôi trong suốt những năm qua”.

New York đổi thay trước và sau thảm họa 11/9/2001

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 khiến tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, biểu tượng của New York và nước Mỹ, sụp đổ hoàn toàn trong vài giờ ngắn ngủi.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm