Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nghiên cứu mới: Sinh viên đẹp đạt điểm cao hơn

Theo một nghiên cứu mới trên Economics Letters, cả nữ sinh và nam sinh đạt điểm cao thường có ngoại hình thu hút. Tuy nhiên, lợi thế này mất đi ở các lớp trực tuyến.

Theo nghiên cứu của Economics Letters về sinh viên đại học, nam sinh và nữ sinh đạt điểm càng cao thì càng có sức hút về ngoại hình. Ảnh: Pexels.

Theo nghiên cứu của Economics Letters về sinh viên đại học, nam sinh và nữ sinh đạt điểm càng cao thì càng có sức hút về ngoại hình.

Tuy nhiên, Covid-19 xuất hiện, đặc quyền này giảm bớt đối với phụ nữ. Việc học trực tuyến khiến nhiều phụ nữ bị mất đặc quyền trong khi đặc quyền đối với nam giới vẫn giữ nguyên.

Phân biệt ngoại hình trong môi trường đại học

Theo Adrian Mehic, nghiên cứu sinh năm thứ 5 tại ĐH Lund (Thụy Điển) kiêm tác giả nghiên cứu, cho biết đây là bài báo đầu tiên phân tích tác động của việc học trực tuyến đối với sắc đẹp cũng như lợi thế đạt được từ việc hấp dẫn về mặt ngoại hình.

Trước đó, đã có nghiên cứu chứng minh rằng người xinh đẹp thường tự tin hơn, dễ hài lòng với cuộc sống hơn và ít có khả năng tham gia vào các hoạt động tội phạm hơn.

"Có một vài trường hợp trong môi trường công sở, lương giữa những người siêu hấp dẫn với những người rất kém hấp dẫn có thể chênh lệch 10-12%. Giờ đây, nghiên cứu của chúng tôi còn phát hiện ra sự phân biệt đối xử này cũng tồn tại trong nền giáo dục đại học", Mehic nói với Star.

Dự án của Mehic đã theo dõi kết quả trước và sau khi chuyển sang học trực tuyến của 307 sinh viên kỹ thuật công nghiệp trong năm đầu tiên và năm thứ hai tại ĐH Lund. Để xếp hạng mức độ hấp dẫn của từng học sinh, Mehic đã tập hợp một ban giám khảo gồm 74 người để chấm điểm học sinh trên thang điểm từ một đến mười.

Đúng như dự đoán, Mehic nhận thấy sức hấp dẫn tỷ lệ thuận với điểm số trong các khóa học không định tính và dựa nhiều hơn vào sự tương tác giữa học sinh và giáo viên như kinh doanh hoặc nhân văn. Hiệu ứng này không xuất hiện trong các khóa học định lượng như toán và vật lý.

Khi lớp học chuyển sang hình thức học từ xa, mối tương quan này biến mất đối với các sinh viên nữ nhưng vẫn giữ nguyên đối với các sinh viên nam. Điều này là một "bất ngờ lớn" đối với Mehic.

Ngoài ra, ông cũng cho hay tại các lớp học trực tuyến, những nữ sinh trước đây bị coi là không có lợi thế ngoại hình nhìn chung sẽ có kết quả tăng nhẹ.

phan biet ngoai hinh anh 1

Nữ sinh có ngoại hình đẹp thường được điểm cao trong các lớp học trực tiếp. Ảnh minh họa: Pexels.

Mehic cũng lưu ý rằng hiện tượng này thể hiện rõ ràng hơn trong các lớp học có giảng viên nam. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng chỉ ra các giảng viên nữ cũng thích sinh viên đẹp và cho họ điểm tốt hơn.

Theo giả thuyết của Mehic, một khuôn mặt đẹp có thể giúp cho một nam giới sự tự tin và kiên nhẫn, từ đó dẫn tới năng suất tổng thể cao hơn. Với phụ nữ, một khuôn mặt đẹp có thể giúp họ có được sự ưu tiên từ người hướng dẫn.

Cần mở rộng nghiên cứu thêm

Đối với Lauren Bialystok, Phó giáo sư Đạo đức và Giáo dục học tại ĐH Toronto, kết quả nghiên cứu của Mehic đã chứng minh được con người có xu hướng thích những người có ngoại hình đẹp.

Tuy nhiên, cô khuyến nghị nên nhân rộng và nghiên cứu thêm về đề tài này do nghiên cứu của Mehic chỉ có số mẫu hạn chế. Theo cô, còn có nhiều yếu tố khác dẫn tới đặc quyền về nhan sắc ở cả 2 giới ngoài những lý do nói trên.

"Cần nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định ngoại hình dẫn tới sự khác biệt trong kết quả học trực tuyến cũng như trực tiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng tất cả nghe rất hợp lý", cô nói.

Trong khi đó, Mehic lại cho rằng kết quả nghiên cứu của ông có thể được tổng quát hóa cho nhiều trường hợp hơn vì trước đó cũng đã có những phát hiện tương tự ở nhiều nghiên cứu khác.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng nghiên cứu của mình có thể "làm tiền đề cho nhiều nhà khoa học khác muốn làm nghiên cứu tương tự".

Đề xuất giải pháp, Mehic cho rằng nên chấm điểm các bài kiểm tra một cách ẩn danh để tránh thiên vị.

Trong khi đó, Bialystok lại cho rằng việc đánh giá con người dựa trên ngoại hình là một phần bản chất của con người.

“Đây là một trong những thành kiến ​​ngầm của con người mà theo tôi, hầu hết mọi người không nhận ra. Vì vậy, tôi không đổ lỗi nó cho đạo đức hoặc bóng gió chỉ trích việc ai đó đã tạo điều kiện cho một phụ nữ đẹp là phân biệt đối xử", cô nói.

Mục Giáo dục gợi ý những tựa sách hay cho những độc giả quan tâm đến vấn đề khám phá và phát triển bản thân.

Xem thêm: Phát triển bản thân cùng sách

phan biet ngoai hinh anh 2

Đại học Harvard xin lỗi vì giữ mẫu tóc của người Mỹ bản địa

Bảo tàng Peabody là nơi lưu giữ các bộ sưu tập hiện vật nhân chủng học chính của Đại học Harvard, họ đã cam kết trả lại các mẫu tóc cho các gia đình và các bộ lạc người Mỹ.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm