Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghịch lý ông chủ xếp hàng để nhân viên lựa chọn ở Trung Quốc

Thay vì sếp tuyển nhân viên, hiện tượng người lao động kén sếp trở nên phổ biến khi giới trẻ xứ tỷ dân không còn mặn mà với ngành sản xuất, may mặc trong những năm gần đây.

Buổi sáng đầu tháng 3, những ông chủ, bà chủ của xưởng may đứng kín đoạn đường dài 3 km ở quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Họ đều mang theo vài mẫu quần áo may sẵn và tấm biển tuyển dụng ghi rõ mức lương hấp dẫn với hy vọng những người trẻ qua đường sẽ chú ý đến.

Khung cảnh tương tự cũng có thể được nhìn thấy tại thành phố Đông Quan, khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất, theo QQ.

Trên tay cầm những tấm biển "500 nhân dân tệ/ngày" và "lương trung bình 12.000 nhân dân tệ", những người chủ doanh nghiệp xếp hàng dài để được "tuyển chọn" vẫn phàn nàn vì không tìm đủ nhân công.

nhan vien tuyen sep o Trung Quoc anh 1

Các chủ doanh nghiệp dệt may cầm sản phẩm, biển tuyển dụng để tìm kiếm nhân công ở Quảng Châu.

Sau Tết Nguyên đán, tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra tại nhiều công ty sản xuất, may mặc vừa và nhỏ. Cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm được coi là cao điểm mùa tuyển dụng.

Thế nhưng, trong những năm gần đây, thay vì "sếp tuyển nhân viên" như thông thường, hiện tượng "nhân viên kén sếp" lại phổ biến hơn cả.

Lao động trẻ không còn mặn mà với ngành may mặc vất vả và tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 vào sự hưng thịnh của lĩnh vực sản xuất được xem là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện trạng này.

Công nhân kén sếp

"Thời thế đã thay đổi", Lao Zhang, chủ một xưởng may đã đứng đường nhiều ngày để tìm nhân công tại Quảng Châu, cho biết.

"Vài năm trước, các công nhân tìm đến chúng tôi. Muốn nhận việc, họ phải làm thử vài ngày. Nếu thấy không phù hợp, chúng tôi sẽ không nhận.

Còn bây giờ, chúng tôi phải tìm nhân công. Sau vài ngày làm việc, nếu họ thấy nhà máy hoạt động không tốt hay không hài lòng với chủ, họ nghỉ ngay", Zhang giải thích sự thay đổi của quá trình tuyển dụng.

nhan vien tuyen sep o Trung Quoc anh 2

Thiếu hụt lao động buộc chủ doanh nghiệp phải xếp hàng chờ nhân công lựa chọn ở Đông Quan.

Một bà chủ xưởng may cũng trong dòng người xếp hàng tìm nhân công than thở kiếm người làm đã khó, tìm được lao động lành nghề thì không khác gì mò kim đáy bể.

"Công việc nhiều, người làm ít. Người trẻ bây giờ không thích những công việc này. Tuyển được người vài ba ngày lại bỏ. Chúng tôi muốn tìm người làm lâu dài nhưng với tình hình hiện tại kiếm được nhân công ngắn hạn cũng đã may mắn lắm rồi".

Trong khi đó, Liu, chàng trai thuộc độ tuổi 20, đã dạo quanh khu vực tuyển dụng ở quận Hải Châu nhiều ngày nhưng vẫn chưa tìm được công việc ưng ý.

"Thời buổi nhân viên kén sếp, các nhà máy đầy rẫy. Thực sự không thiếu những nơi trả 500 hoặc 600 nhân dân tệ/ngày. Tốt nhất là nên xem thêm".

Lương cao cũng không ai quan tâm

Hiện tượng công nhân kén sếp ở Quảng Châu đã xuất hiện từ năm 2010.

Một bài báo với tiêu đề "Lương 20.000 nhân dân tệ, các sếp tích cực mời gọi, người trẻ vẫn chẳng quan tâm" của tờ The Beijing News, xuất bản tháng 3/2018 từng phản ánh thực trạng này.

10 năm trước, đa phần công nhân phổ thông không có bằng cấp thường chọn làm việc ở các xưởng may, chấp nhận công việc cường độ cao, chịu sự quản lý khắt khe.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều ngành nghề mới ra đời nhờ sự phát triển của công nghệ. Thay vì chọn ngành nghề truyền thống, lao động trẻ yêu thích những công việc có giờ giấc linh hoạt như shipper, giao đồ ăn nhanh, lái xe công nghệ hơn.

Nhiều chủ doanh nghiệp thường than phiền rằng "giới trẻ bây giờ ngại chịu khổ", nhưng thực tế lao động trẻ đang có nhiều lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn.

"Trong các nhà máy giờ đây hiếm thấy những người sinh sau năm 1998. Những người trẻ này có trình độ học vấn cao hơn nên sẽ không chọn các công việc sản xuất vất vả", Xiao Jianjun, chủ một doanh nghiệp công nghệ cao nằm ở thị trấn Wangniudun, thành phố Đông Quan, cho biết.

Bài toán tuyển dụng

Làn sóng "tuyển dụng ngược" ở Trung Quốc phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong quá trình tuyển dụng của các doanh nghiệp may mặc.

Trong khi các doanh nghiệp gặp khó vì chỉ muốn tuyển lao động trẻ tuổi, lành nghề, nhóm lớn tuổi và thiếu kinh nghiệm lại không tìm được việc.

nhan vien tuyen sep o Trung Quoc anh 5

Mùa cao điểm tuyển dụng sau Tết Nguyên đán ở các khu vực tập trung nhiều nhà máy, xưởng may tại Trung Quốc.

Trên thực tế, nhiều nhà máy có thể quảng cáo mức lương 5.000-6.000 nhân dân tệ, thậm chí có nơi là 8.000 nhân dân tệ/ngày. Tuy nhiên, thực tế không nhiều người được trả tiền công như vậy.

Các nhà máy may mặc nổi tiếng với việc tăng ca vất vả, trả lương dựa trên chất lượng, số lượng thành phẩm nên mức lương tuyển dụng chỉ là con số lý tưởng để thu hút nhân công.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng nếu muốn tuyển dụng người trẻ, các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận thông minh hơn.

"Đây là thời đại thông tin, giới trẻ chủ yếu tiếp cận mọi thứ qua Internet, mạng xã hội. Thay vì chỉ treo biển và mời chào thủ công, các ông bà chủ phải bắt kịp xu hướng, thị hiếu của người trẻ", QQ nhận định.

Thế hệ cô đơn, chưa già đã vào viện dưỡng lão

Không người thân, không kết hôn, một mình sinh sống ở các thành phố lớn, hàng triệu người trẻ Trung Quốc cảm thấy cô độc, không biết bấu víu vào ai khi gặp cảnh ốm đau, hoạn nạn.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm