Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghi vấn về súng tự chế bao trùm nước Nhật sau vụ ám sát ông Abe

Khẩu súng tự chế sơ sài dẫn đến cái chết của ông Abe làm người dân đặt nghi vấn về sự tồn tại của những loại vũ khí tương tự, vốn ít xuất hiện trong các vụ tấn công tại Nhật Bản.

Khẩu súng dài 40 cm được sử dụng để giết cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/7 trông khá sơ sài. Nó giống như một loại thuốc phóng làm từ các ống được nối với nhau và chứa đầy chất nổ.

Trong cuộc đột kích vào một căn hộ một phòng ở Nara của nghi phạm, cảnh sát cho biết đã thu được nhiều khẩu súng như vậy.

Không giống như vũ khí tiêu chuẩn, súng tự chế trên thực tế không thể lần ra dấu vết, gây khó khăn cho việc điều tra.

Tại Nhật Bản, hầu hết cuộc tấn công liên quan đến dao hoặc phóng hỏa. Do vậy, việc dùng súng tự chế để tấn công như vậy hiếm khi xảy ra, theo AP.

Nghi phạm Tetsuya Yamagami là cựu thành viên của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản. Người này được cho là biết cách xử lý và lắp ráp vũ khí. Bên cạnh đó, luật kiểm soát súng nghiêm ngặt có thể là nguyên nhân khiến nghi phạm chọn vũ khí tự chế.

Các chuyên gia tội phạm học cho biết hướng dẫn về cách chế tạo súng đang trôi nổi trên Internet. Ngoài ra, súng cũng có thể được chế tạo bằng máy in 3D.

Vu khi tu che o Nhat Ban anh 1

Khẩu súng nghi phạm Tetsuya Yamagami sử dụng trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/7. Ảnh: Kyodo/AP.

Động cơ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe vẫn chưa rõ ràng. Truyền thông Nhật Bản đưa tin nghi phạm nảy sinh lòng thù hận với một nhóm tôn giáo mà mẹ anh ta có nhiều đóng góp đến nỗi đẩy gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt. Nghi phạm Yamagami cho rằng ông Abe có liên quan đến nhóm tôn giáo này.

Nhật Bản đã từng chứng kiến ​​các cuộc tấn công nhằm vào các chính trị gia trong quá khứ. Năm 1960, cựu Thủ tướng Nobusuke Kishi, ông ngoại của ông Abe, bị đâm nhưng vẫn sống sót. Năm 1975, Thủ tướng Takeo Miki cũng bị hành hung tại lễ tang của cựu Thủ tướng Eisaku Sato.

Yasuhiro Sasaki, Chủ tịch của Safety-Pro, một công ty an ninh có trụ sở tại Tokyo, cho biết: “Người Nhật đã quá quen với cuộc sống yên bình, nên các nhân viên an ninh đã ngủ quên”.

Ông Sasaki cho biết ông không thể tin rằng không có ai di chuyển để bảo vệ Abe trong vài giây giữa phát súng đầu tiên và phát thứ hai. Ông cho rằng các vệ sĩ nên hành động bằng cách kéo ông Abe khỏi nguy hiểm. Ông tự hỏi tại sao họ không nhận ra một kẻ khả nghi đang đến gần, rút ​​ra thứ có thể là vũ khí từ một chiếc túi.

Những vụ tấn công gây thương vong lớn cũng xảy ra ở Nhật Bản trong thời gian gần đây. Nhưng phần lớn trong số này không liên quan đến súng.

Năm 2021, một người đàn ông mặc trang phục Joker vung dao và phóng hỏa trên một chuyến tàu ở Tokyo, khiến 17 người bị thương. Vào tháng 12/2021, một vụ đốt phá tại một phòng khám ở Osaka đã giết chết 25 người.

Trước đó, vào năm 2019, một vụ đốt phá khác tại một xưởng phim hoạt hình ở Kyoto đã làm chết 36 người.

Người Việt ở Nhật sốc khi điều kỳ diệu không xảy ra với ông Abe Anh Lê Hùng, sang Nhật từ 2008 và đang sinh sống ở Tokyo, nói anh và đồng nghiệp hụt hẫng và sốc khi nghe tin cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã không qua khỏi sau vụ ám sát.

Cảnh sát trưởng Nara sẽ không từ chức sau vụ ám sát ông Abe

Cảnh sát trưởng tỉnh Nara cho biết ông sẽ không từ chức vì những sai sót trong an ninh đã cho phép nghi phạm bắn hai phát súng, dẫn đến cái chết của cựu Thủ tướng Shinzo Abe.

Nghi phạm ám sát ông Shinzo Abe được áp giải đến công tố viên

Yamagami Tetsuya đã được cảnh sát áp giải đến gặp công tố viên vào ngày 10/7 sau khi gây ra vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe.

Hồng Sơn

Bạn có thể quan tâm