Ngày 31/7, Lầu Năm góc cho biết Khalid Sheikh Mohammed, bị cáo buộc là đối tượng chủ mưu các vụ tấn công khủng bố, xảy ra ngày 11/9/2001 trên nước Mỹ, đã đồng ý nhận tội.
Diễn biến này giúp mở ra hy vọng có thể khép lại vụ án đã kéo dài 2 thập kỷ.
Dự kiến Mohammed và 2 đồng phạm là Walid bin Attash và Mustafa al-Hawsawi sẽ nhận tội tại ủy ban quân sự ở Vịnh Guantanamo, Cuba, sớm nhất vào tuần tới.
Theo các lá thư mà chính quyền liên bang nhận được từ người thân của gần 3.000 người thiệt mạng trong sáng 11/9/2001, các luật sư bào chữa đã đề nghị cho các đối tượng trên được nhận án chung thân để đổi lấy việc nhận tội.
Theo tờ New York Times, trong thư gửi gia đình các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9, Công tố viên trưởng, Văn phòng Ủy ban quân sự, Chuẩn Đô đốc Aaron Rugh cho biết: "Để đổi lấy việc tránh bị kết án tử hình, 3 đối tượng đã đồng ý nhận tất cả các tội danh bị cáo buộc, trong đó có tội giết hại 2.976 người được liệt kê trong cáo trạng."
Các quan chức Lầu Năm Góc từ chối công bố ngay lập tức toàn bộ các điều khoản để đổi lấy việc nhận tội.
Việc các đối tượng trên nhận tội diễn ra 16 năm sau khi quá trình truy tố được bắt đầu và hơn 20 năm sau vụ khủng bố. Mỹ coi Mohammed là đối tượng chủ mưu, lên ý tưởng cướp máy bay để tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
Lực lượng chức năng Mỹ đã bắt giữ Mohammed vào năm 2003. Đối tượng này bị Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) giam giữ trước khi chuyển đến Guantanamo, nơi đối tượng này và 2 đồng phạm bị giam giữ cho đến ngày nay.
Quá trình truy tố, xét xử bị kéo dài liên quan đến các biện pháp tra tấn, thẩm vấn mà lực lượng Mỹ áp dụng đối với các đối tượng này trong thời gian giam giữ.
Cháy khách sạn khiến 66 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương trong vụ cháy khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ hôm 21/1, theo Bộ Nội vụ nước này.
Tại buổi mít tinh sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, tỷ phú Elon Musk liên tục thực hiện động tác chào bị cho là mang tính biểu tượng của Đức Quốc xã.
Vì sao ông Trump quyết đổi tên núi Denali
Động thái này có thể sẽ vấp phải sự phản đối ở Alaska, nơi tên gọi của người bản địa Alaska từ lâu đã gắn liền với ngọn núi cao nhất lục địa này.