Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghị lực phi thường của một 'nô lệ tình dục' ở Campuchia

Từng "thân tàn ma dại" trong các nhà thổ nhưng cô gái nhỏ nhắn người Campuchia đã chiến thắng số phận. Cô hiện là người tổ chức một chương trình phát thanh để cứu giúp các cô gái bán hoa.

Nghị lực phi thường của một 'nô lệ tình dục' ở Campuchia

Từng "thân tàn ma dại" trong các nhà thổ nhưng cô gái nhỏ nhắn người Campuchia đã chiến thắng số phận. Cô hiện là người tổ chức một chương trình phát thanh để cứu giúp các cô gái bán hoa.

Loch bị cha dượng cưỡng hiếp từ năm 7 tuổi, sau đó, cô bị đưa tới nhà thổ và ép quan hệ tình dục với khách.

Ký ức về những ngày tháng đen tối chưa bao giờ phai trong tâm trí. Cô nhớ tới những người đàn ông, hết người này đến người khác, ép cô phải quan hệ tình dục khi mới chưa đầy 10 tuổi.

Cô là Sreypich Loch, từng là nô lệ tình dục trong nhà thổ ở Campuchia. Theo lời kể của cô, nếu cô không chịu tiếp khách thì sẽ phải chịu những trận đòi roi, thậm chí cả bằng dây điện, không được ăn, uống…

Loch năm nay chừng 20 tuổi. Cô đã chiến thắng số phận, vượt qua những ngày tháng đen tối để đến với công việc hôm nay: cứu giúp những cô gái chịu cảnh tiếp khách như cô trước đây. Cô hiện là người tổ chức một chương trình phát thanh ở Phnom Penh, tạo ra diễn đàn để các cô gái bán thân tự kể những câu chuyện đời của họ. Đó là một thành công lớn đối với một cô gái trẻ, đặc biệt là cô gái từng không biết đến tương lai như Loch.

Cơn ác mộng của Loch bắt đầu khi cô mới là một đứa trẻ ở Phnom Penh. Khi mới khoảng 7 tuổi, cha dượng đã cưỡng hiếp cô. Ông ta dọa sẽ giết Loc nếu cô tiết lộ với bất kỳ người nào. Cùng năm đó, một kẻ lạ mắt bắt cóc cô trên đường phố và cũng cưỡng hiếp cô. Gã này cũng dọa giống như người cha dượng, nếu cô nói chuyện đó với bất kỳ ai, gã sẽ giết cô.

Loch đã im lặng vì lúc đó còn quá nhỏ và sợ hãi. Cô không thể nhớ nổi bao nhiêu lần cô đã bị cưỡng hiếp. Một lần, cô lấy hết can đảm kể chuyện đó với mẹ nhưng mẹ đánh cô vì không tin con gái. Lúc đó, cô nghĩ mẹ không hề yêu mình.

Loch chạy ra khỏi nhà vì cảm thấy mình bơ vơ, không nơi nương tựa. Lúc đó, trời mưa rất to, cô không biết mình sẽ đi đâu về đâu. Cô chỉ biết khóc và khóc. Rồi một nhóm đàn ông, 5 người, đã cưỡng hiếp cô trên đường phố. Cô chỉ muốn chết.

Thế rồi, một phụ nữ qua đường, nói muốn giúp đỡ cô. Người đó đưa cô về nhà cô ta. Loch không ngờ rằng đó chính là nhà thổ, nơi gắn với những đêm dài cô phải tiếp khách, hết người này đến người khác, nếu không, chủ chứa sẽ đánh cô. Có lần Loch đã nói: “Hãy giết tôi đi” nhưng chủ chứa trả lời: “Tao là người, không phải động vật, sao tao có thể làm như vậy được?”.

Năm tháng qua đi, có lần một khách hàng đưa cô trở về nhà ông ta. Ngôi nhà ấy có cửa sổ mở và cô đã chạy trốn cho đến khi cảnh sát tìm thấy. Khi cô khai với cảnh sát về những gì đã xảy ra, cảnh sát giao cô cho các nhân viên chống buôn người. Rồi cô được đưa tới tổ chức Somaly Mam (Somaly Mam là tên người tổ chức, bà cũng từng là nô lệ tình dục, sau này mở các trung tâm giúp đỡ những cô gái lầm lỡ hoặc bị bán vào nhà chứa). Sự việc đó cách đây khoảng 4 năm.

Loch chụp ảnh cùng bà Somaly Mam trong chuyến thăm New York (Mỹ). Bà Mam là người thành lập ra tổ chức Somaly Mam chuyên giúp đỡ các cô gái từng lầm lỡ hoặc bị đưa đẩy đến nhà thổ.

Tại trung tâm, Loch học may vá và bắt đầu tham dự các lớp học. Năm 2010, cô tham gia vào chương trình Voices for Change do tổ chức Mam thực hiện. Chương trình bao gồm những cô gái từng bán thân được cứu thoát, nay hoạt động cứu giúp các cô gái lầm lỡ khác từ các nhà thổ.

Nhiều cô gái bán hoa đã tìm thấy niềm vui cuộc sống trong tổ chức Somaly Mam.

 Cụ thể, các cá nhân tham gia chương trình sẽ mang xà phòng và bao cao su đến các nhà thổ, sau đó sẽ tìm cách tiếp cận với các cô gái bán thân, bày cho họ cách thoát thân với sự giúp đỡ của tổ chức Mam và cảnh sát. Thông thường, phải thuyết phục các cô gái bán hoa vì họ đã quen với nghề này quá lâu, phần khác vì họ mặc cảm và không biết làm gì khi ra ngoài xã hội.

Loch của hiện tại (áo xanh, đứng giữa) đã tổ chức một chương trình phát thanh, tạo cơ hội cho các cô gái bán hoa tự kể về cuộc đời họ.

Các “nhà hoạt động” sẽ động viên và giải thích với các nô lệ tình dục rằng, họ có thể đến các trung tâm của Mam, học may vá hoặc cắt tóc.

Cô được mời kể chuyện đời cô trên một chương trình phát thanh ở Phnom Penh. Câu chuyện cuộc đời cô khiến mọi người rất quan tâm, nhiều người gọi điện đến chương trình, thông báo những trường hợp khả nghi và yêu cầu xử lý chủ chứa và bọn buôn người.

Loch (áo xanh, thứ 2 từ phải sang), người phụ nữ đứng thứ 2 từ trái sang là bà Mam, người thành lập tổ chức Somaly Mam.

Qua lần đó, Loch đã tìm thấy cơ hội giúp mọi người cùng hiểu về thế giới nô lệ tình dục. Năm nay, cô đã tự tổ chức chương trình riêng trên đài phát thanh, phát 5 lần/tuần. Chương trình của cô chuyên phỏng vấn những cô gái từng lầm lỡ, các luật sư và các nhà lập pháp. Loch tin rằng chính những câu chuyện có thực qua lời kể của các cô gái từng bị bán thân sẽ khiến mọi người lắng nghe và thấu hiểu.

Loch chia sẻ, cô rất vui với công việc hiện tại nhưng vẫn ám ảnh bởi sự thiếu vắng của mẹ bởi từ ngày bỏ nhà ra đi, cô chưa gặp mẹ.

Loch tâm sự, cô lấy lại niềm tin và sức mạnh từ những người cùng cảnh ngộ với mình. Đó là sự gắn kết, đồng cảm giữa những người cùng chung hoàn cảnh. Trong chuyến thăm New York, Loch đi cùng 2 người bạn đồng hành là Sina Vann và Sopheap Thy. Họ rất thân mật khi cùng thăm New York, cùng cười nói vui vẻ, cùng chụp chung những tấm hình lưu niệm. Cuộc sống tươi sáng đã trở lại với những người phụ nữ từng trải qua những ngày tháng kinh hoàng.

đỗ quyên

Theo Infonet

 

đỗ quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm