Theo dõi sếp chồng “bất tắc dĩ”
“Để nghe lén được điện thoại quá đơn giản, tôi đã từng nghe lén điện thoại chồng”, chị Ngọc (Thụy Khuê, Hà Nội) cho biết. Chia sẻ về cách sử dụng phần mềm, chị kể, chỉ cần tìm góc khuất hoặc đợi lúc chồng ngủ, chị lấy điện thoại bật 3G lên tải đường link phần mềm nghe lén về. Sau đó, bên công ty mà chị đã qua tìm hiểu và trả chi phí trước đó sẽ gửi cho tôi một mã từ SMS để nhập vào.
"Tuy nhiên để nghe được thông tin từ máy của chồng, tôi phải dùng một sim điện thoại khác (sim này do công ty bán cho). Các thông tin tôi muốn nghe từ máy chồng sẽ tự động chuyển qua tổng đài (công ty) và chuyển vào chiếc máy có cài sim mới này của tôi", chị cho hay.
Điện thoại "cục gạch” cũng bị nghe lén
Trước thắc mắc nhiều người cho rằng chỉ những chiếc điện thoại smartphone, truy cập được internet mới bị nghe lén, ông Nguyễn Minh Đức - Chuyên gia an ninh mạng cho rằng, 100% các điện thoại có tính năng cài đặt đều có nguy cơ bị cài thêm các phần mềm không mong muốn, phần mềm gián điệp. Dấu hiệu để nhận biết điện thoại bị nghe lén là trên góc màn hình thường xuyên xuất hiện biểu tượng GPS dù không kích hoạt. Ngoài ra, pin điện thoại hết nhanh, điện thoại hoạt động chậm lại.
Bà vợ nàycho biết thêm, để duy trì, người dùng phải trả 300.000 - 600.000 đồng mỗi tháng để duy trì sim. Công ty yêu cầu phải trả tiền liền 6 tháng tới một năm.
Không riêng gì chị Ngọc, sau khi những thông tin về hơn 14.000 người bị nghe lén điện thoại được công bố, trên nhiều diễn đàn, nhiều người thừa nhận từng nghe lén điện thoại của chồng, thậm chí cả con. Chị Lan (Từ Liêm, Hà Nội) kể, vì muốn kiểm soát cô con gái đang tuổi lớn nên chị đã cài đặt phần mềm này vào máy của con.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra, cô con gái ít tin tưởng chị và ở nhà gần như không chia sẻ gì với bố mẹ khiến chị vô cùng phiền lòng.
Tuy nhiên, khi vừa cài xong buổi sáng chưa kịp “hóng” được gì thì nhận được thông báo của chồng rằng, do điện thoại của sếp bị rơi xuống nước nên anh đã đưa tạm điện thoại của mình cho sếp dùng. "Mình ngậm đắng nuốt cay, mất toi 10 triệu chưa kể lại bất tắc dĩ theo dõi cả sếp của chồng", chị Mai hậm hực kể.
Đủ các phần mềm nghe lén điện thoại cho các hệ điều hành được rao trên mạng |
“Chồng tôi phải vứt một chiếc HTC giá hơn 8 triệu đi vì không làm cách nào xóa được cái phần mềm chết tiệt ấy!” là chia sẻ dở khóc dở cười của một nickname megaut....
Theo nickname này, vì nghi chồng có bồ nên chị lấy trộm máy của chồng cài đặt mà không tìm hiểu. Chồng chị sau đó "hoàn toàn trong sáng" nhưng chiếc máy HTC “cài thử” đã không thể xóa được phần mềm. Máy liên tục bị hết pin nhanh chóng và tự động vào 3G dù không truy cập.
Trên mạng Internet, hiện vẫn có người rao bán phần mềm nghe lén với giá chỉ 1,5 triệu đồng, đảm bảo “không thể xóa phần mềm khỏi máy, ngay cả khi chọn cài đặt lại dữ liệu nhà sản xuất”. Khách hàng có mua phần mềm hay không ngay khi cài thử đã chính thức bị chiếm quyền điều khiển, toàn bộ dữ liệu sẽ bị lấy và gửi lên máy chủ.
Với cụm từ khóa “phần mềm nghe lén điện thoại”, trên mạng xuất hiện hàng loạt công ty và các trang mạng quảng cáo, rao bán thiết bị chuyên nghe lén, định vị, theo dõi. Các công ty này xuất hiện khắp Hà Nội.
Công ty điều tra và cung cấp thông tin T.L quảng cáo, khi cài spy phone (phần mềm nghe lén điện thoại) tất cả các cuộc gọi đến gọi đi, tin nhắn, nội dung hội thoại giữa hai bên, vị trí người gọi, thậm chí cả môi trường xung quanh điện thoại rồi ghi hình khi người gọi videocall (gọi thoại có hình) đều ghi được lại. Các nội dung được ghi lại ngay cả khi người bị theo dõi xóa thậm chí đổi sim.
Giá các phần mềm này được rao bán 400.000 đồng/tháng, 6 tháng 1,2 triệu đồng... và 5 triệu đồng để theo dõi một thuê bao trọn đời.
Theo khảo sát của Zing.vn, sau khi có thông tin công ty Hồng Việt bị cơ quan chức năng phát hiện nghe lén hơn 14.000 điện thoại, sáng 24/6, nhiều số điện thoại quảng cáo và rao bán phần mềm nghe lén đã từ chối cài đặt dùng thử. Khi hỏi cụ thể, đa phần đều giải thích là họ chỉ "cung cấp phần mềm tiện ích".