Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LENS

Nghề từ cứu đói đến siêu lợi nhuận ở quê lúa Thái Bình

Nuôi ngao từ lâu được xem là nghề "cứu đói" cho người dân ở vùng biển Đồng Châu (Thái Bình). Để làm công việc này, bà con phải dậy từ tờ mờ sáng lao động cho đến chiều muộn.

NGHỀ CỨU ĐÓI Ở QUÊ CHỊ HAI NĂM TẤN

Nuôi ngao từ lâu được xem là nghề "cứu đói" cho người dân ở vùng biển Đồng Châu (Thái Bình). Để làm công việc này, bà con phải dậy từ tờ mờ sáng lao động cho đến chiều muộn.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 1

Tiếng máy bơm giòn giã, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên một bầu không khí nhộn nhịp trên cánh đồng ngao nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình. Một chiều nắng nhẹ sau những ngày mưa phùn, thủy triều rút đã tạo nên những con lạch sâu 1 m nước, cao ngang bụng, ngư dân phải lội xuống để bắt. Xuôi theo dòng chảy của dòng nước trong con lạch, bà Dịu, người thôn Đồng Châu, phải đi giật lùi để tránh bị trôi ra biển.

Hình ảnh nuôi ngao ở biển Đồng Châu từ lâu đã rất thân quen, gắn liền với cuộc sống của người dân sinh sống ven biển thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải. Công việc này còn được xem như là nghề “cứu đói” của nhiều người dân quê lúa.

Biển Đồng Châu cách Hà Nội chừng 150 km về phía đông nam, cách thành phố Thái Bình 35 km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải. Chạy xe máy dưới trời mưa khá nặng hạt, tầm nhìn hạn chế nên khoảng gần 4 giờ đồng hồ, phóng viên mới tới nơi. Khởi hành từ sáng và tới lúc tầm trưa chiều, những hạt mưa cũng thưa thớt dần nhưng không thấy bóng dáng người dân nào dưới cánh đồng ngao. Có được đôi chút thông tin từ những nhà hàng xung quanh, xem dự báo thời tiết qua điện thoại, khả năng hôm sau hửng nắng, phóng viên quyết định tìm chỗ nghỉ chân.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 2

Cuộc sống gắn với cát, nước và con ngao

Sớm hôm sau, chuông báo thức kêu lúc 7h sáng, nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc, chỉ sau nửa tiếng tôi đã có mặt ở bãi biển Đồng Châu, nơi nhiều người dân làm nghề cào ngao nhất tỉnh. Biển này vốn không phải bãi đẹp hay nổi tiếng để khai thác du lịch nhưng lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao. Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn thoai thoải trải dài mênh mông. Thủy triều lên, nước biển dâng cao, thuyền bè nổi lềnh bềnh trên bề mặt.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 3

Đều đặn mỗi ngày, khoảng 9 - 10h sáng, nước triều bắt đầu rút dần, ven bờ chỉ cao ngang đầu gối. Người dân cào ngao ở Đồng Châu thường chọn thời điểm này để bắt đầu cho công việc. Mỗi buổi làm việc phụ thuộc hoàn toàn vào mực thủy triều lên xuống. Chỉ khi nước rút, các bãi nuôi ngao lộ ra, lúc ấy mọi công việc mới được bắt đầu. Công việc cào ngao thường bắt đầu sau khoảng thời gian nước rút hoặc lúc trời vào chiều. Vào những ngày thời tiết mát mẻ dễ chịu, trời không quá nắng gắt, ngư dân còn làm thông từ sáng tới trưa chiều mới tạm nghỉ.

Thủy triều rút, cọc vây quanh bãi ngao lộ dần. Giữa các bãi ngao là “lạch nước”, có chiều ngang gần 2 m. Khi xuống nước phải di chuyển trong “con lạch” để tránh giẫm phải ngao. Càng xa bờ, triều rút càng ít, nước càng sâu, có khu vực sâu tới 1,5 m, người dân phải dùng thuyền cỡ nhỏ để đi ra đồng ngao, chòi ngao.

Ra từ sớm nên tôi phải chờ mãi nước mới rút nhưng vẫn còn e dè, chưa dám xuống. “Tôi nghĩ cậu nên chờ thêm một lát nữa rồi hãy xuống”, bà Lê Thị Phiên (63 tuổi, xóm 7, thôn Đồng Châu), một trong những người làm nghề cào ngao nói.

Bà Phiên làm cào ngao thuê được hơn 30 năm. Thấy bà lội xuống trước, mực nước cũng không cao lắm, tôi liền theo chân ra bãi ngao.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 6
Bà Phiên làm nghề cào ngao thuê đã 30 năm.
nghe cao ngao o Thai Binh anh 9

Bà Phiên là một trong những người hiếm hoi còn dùng bồ cào. Vài năm gần đây, ngư dân không còn dùng bồ cào để bắt ngao nữa.

Vào vụ mùa thu hoạch, có cả trăm người lao động làm thuê cho chủ cánh đồng ngao, chủ yếu là những phụ nữ trong vùng. Người phụ nữ lam lũ kể: “Mỗi ngày đi làm 6 tiếng được 170.000 đồng. Bắt ngao to nên phải cào, giờ họ cải tiến dùng máy nước năng suất cao hơn. Vất vả hơn nhưng được cái lương cao”.

Hôm nay ra không đúng ngày, mọi người nghỉ làm, bà Phiên tranh thủ cào đất bắt vài con ngao về nấu canh cho đỡ mất công.

Ngoài việc dùng bồ cào ở khu vực nước cạn, bà Phiên và nhiều người khác còn sử dụng vợt để bắt ngao tại khu vực nước sâu. Vợt để cào ngao là một đoạn tre dài khoảng 1,6-1,8 m, được chẻ làm đôi rồi tách ra thành hình chữ V ngược. Lưỡi cào làm bằng thép sắc mỏng gá vào đoạn tre, túi đựng ngao làm bằng xăm nằm phía sau lưỡi cào.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 10

Khi cào ngao người làm phải khom người, hai tay nắm chắc cán vợt rồi dùng lực ấn mạnh lưỡi cào xuống cát sâu khoảng 10-15 cm và kéo vợt đi giật lùi khoảng 30-40 phút thì dừng lại để đổ ngao từ trong vợt vào giỏ đựng mang bên cạnh.

Nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng muốn cào được nhiều ngao người dân nơi đây phải có bí quyết riêng, phải đi đúng cách, không quá nhanh, cũng không quá chậm, phải biết cảm nhận lượng ngao nhiều hay ít ở bàn tay. Công việc cào ngao không chỉ nhọc nhằn, vất vả mà còn gặp nhiều nguy hiểm rình rập khó lường trước được. Ví dụ như đang cào ngao, dẫm phải mảnh chai, vỏ hàu, mảnh sò sắc nhọn… chảy máu rồi nhiễm trùng không phải là chuyện lạ. Hoặc khi thủy triều dâng lên, nhiều đoạn gần bờ biển trở nên sâu hơn, đang cào ngao mà sụt người xuống, nếu không biết bơi là nguy hiểm đến tính mạng. Vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng sau cả ngày cào ngao cật lực, họ cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 - 300.000 đồng cải thiện cuộc sống gia đình.

Công nghệ dùng máy nước đánh bắt ngao

Để đánh bắt ngao to thì vẫn phải cào, ngao nhỏ thì áp dụng dùng máy. Ở nơi mang đầy dấu hiệu của công nghiệp, những con thuyền lớn đậu im lìm trên cát, tiếng máy bơm nước kêu rừm rừm, tiếng người gọi nhau í ới. Phía xa xa là những chòi ngao được dựng bằng gỗ chắc chắn, là nơi để chủ bãi ngao nghỉ ngơi và trông coi.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 11

Ngày nay, thay vì cào ngao bằng phương pháp truyền thống, nhiều người đã chuyển sang khai thác ngao bằng cách phun nước trực tiếp lên bãi ngao. Việc làm này giúp nhanh hơn, không tốn nhiều công và tiết kiệm kinh phí hơn với cách bắt ngao truyền thống.

Khi lớp cát phủ dần trôi đi sau những đợt phun nước liên tiếp, các con ngao trắng dần hiện ra. Lúc này, người dân sẽ dùng lưới quây để bắt.

Ông Lê Văn Thịnh, người thôn Đồng Châu, cho biết lưới được quây cao khoảng hơn 1 m để khi nước triều lên, ngao sẽ không bị trôi khỏi bãi.

Mỗi bãi ngao sẽ được nuôi trong vòng 15 tháng, bãi này nối tiếp bãi kia, thu hoạch nối tiếp nhau. Có ngao thịt cần thời gian nuôi khá dài, khoảng 3 năm mới bắt đầu thu hoạch.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 14

Một không gian nhộn nhịp trên cánh đồng ngao. Những người dân làm việc hăng say và tập trung để đảm bảo năng suất đạt tốt nhất. Những hạt mưa lớt phớt rơi trên mặt không làm ảnh hưởng tới những người lao động cần mẫn. Ngao được gom vào lưới, buộc chặt rồi khiêng lên tàu.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 20

Sau khi được đưa lên tàu, người ta đổ ngao ra sàn, phun nước rửa thêm lần nữa rồi đưa lên sàng lọc, phân loại theo kích cỡ. Tiếng cười nói giữa người làm và chủ tàu phần nào đó giảm đi sự mệt mỏi của công việc, tạo không gian thoải mái và rút ngắn khoảng cách giữa chủ và người làm thuê gần hơn. “Anh này vào giúp chúng tôi một tay nào”, những người phụ nữ trêu đùa khi thấy phóng viên đứng bên mạn tàu ghi hình.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 23

Trung bình mỗi cánh đồng ngao thu hoạch được vài chục tấn, sau khi sàng lọc phân loại xong, ngao được đóng gói lại, đem đi xuất khẩu các nước EU.

Ở đây, hầu hết người đi cào ngao đều là phụ nữ. Họ không ngại bẩn, không quản nắng mưa vất vả mà theo đuổi, gắn bó với nghề. Những người làm khá thân thiết với nhau. Họ cùng nhau mặc đồ để chuẩn bị xuống nước bắt đầu công việc, cười nói tíu tít trong bữa ăn giờ nghỉ giải lao và cùng nhau làm tới tối mịt mới ra về. Công việc khá vất vả nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười trên môi để xua tan đi những cái khó khăn, mệt nhọc ấy.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 31

Đã một thời, nghề nuôi ngao ở Tiền Hải được coi là siêu lợi nhuận. Tuy hiện nay ngao không còn mang lại nguồn lợi nhuận lớn như xưa, đây vẫn là đối tượng nuôi thả không thể thay thế tại các bãi triều ven biển. Với 6 xã vùng biển nuôi ngao, trong đó chỉ tính riêng diện tích nuôi tại xã Đông Minh đã lên đến 317 ha với trên 400 hộ nuôi. Ngao ở đây vẫn là đối tượng chú trọng của địa phương trong quy hoạch phát triển kinh tế biển, chiếm tỷ trọng 50% cơ cấu kinh tế của xã.

Nghề cào ngao giúp người dân địa phương giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, nhiều hộ đã giàu lên, thu nhập cao mặc dù cũng có năm do thiên tai, dịch bệnh nhiều hộ nuôi bị thua lỗ, phải bỏ bãi, chuyển hướng làm ăn khác. Thời kỳ cao điểm, giá ngao từ 23.000-25.000 đồng/kg, hiện nay giảm còn 9.000-10.000 đồng/kg. Cá biệt, có thời điểm giá ngao xuống tới 7.000 đồng/kg mà bà con vẫn phải bán cho thương lái vì ngao đã đến thời điểm thu hoạch. Nếu để lâu mật độ ngao quá dày có thể chết hàng loạt sẽ còn gây thiệt hại nặng nề hơn.

nghe cao ngao o Thai Binh anh 32

Ngao chet trang bai, dan lao dao hinh anh

Ngao chết trắng bãi, dân lao đao

0

Chỉ còn ít ngày nữa là tới vụ thu hoạch nhưng gần 400 ha ngao nuôi ở hai huyện Lộc Hà và Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại bị chết trắng, khiến người dân thiệt hại gần 5 tỷ đồng.

Đức Anh

Bạn có thể quan tâm