Patrick Smith là một phi công lái máy bay riêng cho những ông chủ giàu có. Trong hơn 15 năm làm nghề, viên phi công này đã làm việc cho hàng loạt những người có tên trong danh sách giàu có hoắc nổi tiếng nhất thế giới như Sir Paul McCartney hay tay đua F1 Glen Close, được tiếp cận với những loại máy bay cá nhân đời mới, và có một cuộc sống đáng mơ ước. Thế nhưng, phía sau tay lái của một phi công lành nghề là những khoảng thời gian cô đơn phía sau cuộc sống hào nhoáng.
Giống như nhiều người khác khi bắt đầu công việc, Smith làm nghề lái phi công không chỉ bởi thu nhập đáng mơ ước mà nó mang lại. Với ông, ngồi trên buồng lái của một chiếc máy bay là cảm giác đặc biệt nhất thế giới, giống như bị "chuốc thuốc": "Đó là sự tự do mà bạn không thể tìm thấy ở một nơi nào đó khác trên trái đất, ngoài buồng lái của một chiếc phi cơ đang ở độ cao 12.000 m so với mặt nước biển".
Cảm giác tự do và bay bổng nợi khoang lái là lí do khiến nhiều người chọn công việc làm phi công. Ảnh: Huffingtonpost. |
Patrick thừa nhận cuộc sống giàu sang khi trở thành "tài xế trên không" cho những ông chủ giàu có. Với mức lương của mình, ông có thể ăn trưa tại Lisbon (Bồ Đào Nha), rồi lại ăn sáng ở Bangkok (Thái Lan), được đến những nơi đẹp nhất thế giới, ở trong khách sạn 5 sao. Nhưng mặt khác, đó cũng là những chuỗi ngày cô đơn, vì thường xuyên xa nhà, phải cố gắng duy trì những mối quan hệ với người thân, bạn bè trong những kỳ nghỉ ngắn ngủi. "Làm nghề này cũng mệt mỏi với lịch trình đi sớm về khuya, giờ giấc đảo lộn và toàn thân như muốn rệu rã. Nói chung, làm một phi công có nghĩa là 70% thú vị, 30% còn lại là mệt mỏi và buồn chán", Patrick chia sẻ.
Viên phi công có kinh nghiệm 15 năm này cũng cho biết, áp lực của nghề phi công ngày càng gia tăng khi yêu cầu về lịch trình của các ông chủ ngày càng dày đặc, và cả thông tim về những vụ tai nạn hàng không thảm khốc. "Mọi cải tiến kỹ thuật cũng không thể tránh cho chúng tôi những thảm kịch như vụ MH370 và MH17. Khi thế giới ngày càng hỗn loạn, bầu trời không phải là mảnh đất riêng của ngành hàng không, mà còn là chỗ của pháo kích, đầu đạn, không ai có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra".
Để có thể trở thành phi công, chi phí mà Patrick Smith phải bỏ ra là khoảng 100.000 bảng cho các khóa đào tạo, trong đó 80.000 bảng là mức chung để được hướng dẫn những kỹ năng lái máy bay cơ bản, và 35.000 USD để được xin vào đội bay thương mại hoặc cá nhân. Dù cùng trải qua thời gian huấn luyện và thực hành như nhau, nhưng không phải ai cũng được nhận vào làm. Thông thường, người mới bắt đầu sẽ được trả 25.000 bảng, và tăng lên mức 60.000-100.000 bảng/năm, hay thậm chí cao hơn nếu trở thành cơ trưởng.
"Tôi cũng phải trả tiền cho chính bộ đồng phục của mình, với giá 3.000 bảng. Tuy nhiên, ngay cả khi khoác nó lên người, cơ may tìm được một cô bạn gái cũng chẳng dễ dàng hơn là bao nhiêu, vì đây là nghề nguy hiểm. Vậy nhưng nếu được lựa chọn, tôi sẽ chẳng đổi công việc của mình lấy bất cứ vị trí nào khác đâu, bởi tôi yêu nghề này", Patrick Smith tâm sự.