Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ nhân 20 năm sống chết với nghề 'không ra tiền'

Ông Nguyễn Văn Bảy (52 tuổi, quê Bình Định), người đã có gần 20 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ các nhân vật trong nghệ thuật hát Bội và đi bán dạo khắp phố phường Sài Gòn.

Hàng ngày, người ta vẫn thấy một người đàn ông tóc dài đạp xe chở những chiếc mặt nạ Quan Công, Tào Tháo… đi bán khắp các phố phường Sài Gòn. Đó là ông Nguyễn Văn Bảy, một người Bình Định đã 20 năm nay sống bằng nghề làm mặt nạ các nhân vật trong nghệ thuật hát Bội để kiếm sống.
Hàng ngày, người ta vẫn thấy một người đàn ông tóc dài, đạp xe chở những chiếc mặt nạ Quan Công, Tào Tháo… đi bán khắp các phố phường Sài Gòn. Đó là ông Nguyễn Văn Bảy, một người Bình Định đã 20 năm nay sống bằng nghề làm mặt nạ các nhân vật trong nghệ thuật hát Bội để kiếm sống.
Từ nhỏ, ông Bảy đã thích thú khi được xem những vở tuồng hát bội với các nhân vật thú vị. Từ đó, ông ấp ủ sẽ tự tay mình làm ra mặt nạ của các nhân vật ấy.
Từ nhỏ, ông Bảy đã thích thú khi được xem những vở tuồng, hát Bội với các nhân vật thú vị. Từ đó, ông ấp ủ sẽ tự tay mình làm ra mặt nạ của các nhân vật ấy.
Rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, ông Bảy trải qua đủ thứ nghề nhưng không được. Nhớ đến đam mê của mình, ông bắt tay vào tập làm thử mặt nạ tuồng.
Rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, ông Bảy trải qua nhiều nghề nhưng không trụ lại được. Nhớ đến đam mê của mình, ông bắt tay vào tập làm thử mặt nạ tuồng.
Lúc đầu, không ai chỉ dạy nên ông phải mày mò tạo ra sản phẩm. Nhưng các sản phẩm chưa thật ưng ý nên khó bán. Lâu dần, ông rút ra được kinh nghiệm, tạo ra các sản phẩm vừa độc đáo và lạ, thu hút.
Lúc đầu, không ai chỉ dạy nên ông phải mày mò tạo ra sản phẩm, nhưng các sản phẩm chưa thật ưng ý nên khó bán. Lâu dần, ông rút ra được kinh nghiệm, tạo ra các sản phẩm vừa độc đáo và lạ, thu hút.
Công việc tô vẽ những chiếc mặt nạ của ông Bảy thường diễn ra từ 1g chiều, đến tận 2-3g sáng.
Công việc tô vẽ những chiếc mặt nạ của ông Bảy thường diễn ra từ 1h chiều, đến tận 3h sáng.
Những chiếc mặt nạ hát Bội được ông Bảy đúc bằng đá Buli và bột đá để không bị vỡ. Sau đó, dùng sơn dầu vẽ các họa tiết.
Những chiếc mặt nạ hát Bội được ông Bảy đúc bằng đá Buli và bột đá để không bị vỡ. Sau đó, dùng sơn dầu vẽ các họa tiết.
Sáng sớm, ông Bảy lại cùng chiếc xe đạp chất những chiếc mặt nạ rong ruổi khắp phố phường để tìm người mua.
Sáng sớm, ông Bảy lại cùng chiếc xe đạp chất những chiếc mặt nạ rong ruổi khắp phố phường để tìm người mua.
Giá những sản phẩm này ở mức từ 200 đến 250 ngàn đồng/ chiếc, trừ chi phí còn lời được khoảng 50.000-80.000 đồng.
Giá những sản phẩm này ở mức từ 200 đến 250 ngàn đồng/ chiếc, trừ chi phí còn lời được khoảng 50.000-80.000 đồng.
Tuy nhiên, mặt hàng này khó bán vì không phải ai cũng hiểu và yêu thích nó. “Những người thường hay mua hàng của tôi, thường là các sinh viên nghệ thuật, hoặc những người có thú sưu tầm”. Ông Bảy chia sẻ.
Tuy nhiên, mặt hàng này khó bán vì không phải ai cũng hiểu và yêu thích nó. “Những người thường hay mua hàng của tôi, thường là các sinh viên nghệ thuật, hoặc những người có thú sưu tầm”, ông chia sẻ.
Cũng có nhiều khách nước ngoài, khi thấy ông bán những chiếc mặt nạ khá lạ lẫm thì thường mua mấy chiếc để mang về làm quà.
Cũng có nhiều khách nước ngoài khi thấy ông bán những chiếc mặt nạ khá lạ lẫm thì thường mua mấy chiếc để mang về làm quà. Tuy nhiên, rất nhiều hôm ông về nhà mà không bán được sản phẩm nào.
Có lẽ, ở Sài Gòn chỉ mỗi ông Bảy là đủ niềm đam mê để theo đuổi công việc tốn thời gian, nhưng lại không kiếm ra tiền này.
Có lẽ ở Sài Gòn chỉ mỗi ông Bảy là đủ niềm đam mê để theo đuổi công việc tốn thời gian, nhưng lại không kiếm ra tiền này.
Ông Bảy cho biết, ông làm nghề này không chỉ vì kiếm tiền mà còn để lưu giữ những giá trị nghệ thuật của Bình Định, vùng đất mà ông đã sinh ra.
Ông Bảy cho biết, ông làm nghề này không chỉ vì kiếm tiền mà còn để lưu giữ những giá trị nghệ thuật của Bình Định, vùng đất mà ông đã sinh ra.

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm