Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngày cuối đời đau đớn, suy sụp của người nghiện có HIV

Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối ở bệnh viện Nhân Ái (Bình Phước) lặng lẽ như những bóng ma. Ánh mắt họ chất chứa nỗi ám ảnh và sự đau đớn tột cùng khi sự sống chỉ còn tính bằng ngày.

Ngày đầu ở trung tâm tập trung người nghiện

Hôm 5/12, hàng trăm người nghiện ma túy đã được đưa về các trung tâm cai nghiện của TP.HCM. Nhiều con nghiện là nữ, thậm chí có trường hợp là 2 vợ chồng.

Bệnh viện Nhân Ái- trực thuộc Sở Y tế TP.HCM nằm ở huyện biên giới Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là nơi chăm sóc và điều trị miễn phí cho những bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS giai đoạn cuối.
Bệnh viện Nhân Ái (thuộc Sở Y tế TP.HCM) nằm ở huyện biên giới Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là nơi chăm sóc và điều trị miễn phí cho những bệnh nhân có HIV đã chuyển sang giai đoạn cuối - AIDS.
Hiện nay, khoảng 300 bệnh nhân từ các tỉnh thành được chăm sóc tại bệnh viện.
Hiện, khoảng 300 bệnh nhân ở khắp các tỉnh thành được chăm sóc tại đây. Rất nhiều trong số này là người nghiện ma tuý.
Mỗi bệnh nhân trong bệnh viện có hoàn cảnh và số phận khác nhau, nhưng vì mang trong mình căn bệnh thế kỷ.
Mỗi bệnh nhân có một hoàn cảnh và số phận khác nhau nhưng cùng mang trong mình căn bệnh thế kỷ.
Các bệnh nhân điều trị ở đây đủ mọi lứa tuổi và thành phần. Có người chỉ mới tuổi đôi mươi, có bệnh nhân thì đã luống tuổi.
Có người chỉ mới tuổi đôi mươi, có bệnh nhân đã luống tuổi. Căn bệnh quái ác cướp đi cả thể chất lẫn tinh thần, biến họ trở thành những bộ xương im lìm, vô thức.
Họ tới đây, mang theo nhiều nỗi buồn và ân hận. “Ngày xưa nghe theo lời bạn bè rủ rê, lao vào con đường hút chích. Bây giờ nghĩ lại mới cảm thấy hối hận”. Anh T, một bệnh nhân chia sẻ.
Nhiều người mang theo nhiều nỗi buồn và ân hận. “Ngày xưa nghe theo lời bạn bè rủ rê, lao vào con đường hút chích. Bây giờ nghĩ lại cảm thấy hối hận quá, nhưng đã muộn”, một bệnh nhân giấu tên chia sẻ.
Cũng có nhiều bệnh nhân, chỉ vì vô tình mà mắc phải căn bệnh khiến cuộc sống của họ như đi vào ngõ cụt.
Cuộc sống của nhiều người chỉ còn tính bằng từng ngày, từng giờ.
Những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị khi sống ở ngoài xã hội, nhưng vào bệnh viện Nhân Ái họ được quan tâm chăm sóc tận tình.
Sống ở ngoài xã hội họ bị kỳ thị nhưng vào bệnh viện Nhân Ái, họ đều được quan tâm chăm sóc tận tình.
Họ đều mang trong người căn bệnh HIV/AIDS, nên rất quan tâm và chia sẻ với nhau.
Người đàn ông này này có một quá khứ yêng hùng. Còn giờ đây, thế giới của anh ta chỉ bó hẹp trên chiếc giường cùng nỗi đau đớn của bệnh tật.
Có bệnh nhân mới chuyển tới bệnh viện được mấy tháng đã ra đi. Cũng có người kéo dài sự sống tới mấy năm trời.
Nhiều người không thoát khỏi lưỡi hái tử thần dù đã được tích cực chăm sóc, điều trị.
“Mỗi bệnh nhân tới đây đều được chúng tôi chăm sóc tận tình. Mỗi lần chứng kiến bệnh nhân đau đớn ra đi, ai nấy đều rất buồn và tiếc thương”. Bác sĩ Long, giám đốc bệnh biện Nhân Ái tâm sự.
“Mỗi lần chứng kiến bệnh nhân đau đớn ra đi, ai nấy đều rất buồn và tiếc thương”, bác sĩ Long, Giám đốc bệnh biện Nhân Ái tâm sự.
Ánh mắt thẫn thờ của bệnh nhân lớn tuổi đã nằm trong bệnh viện mấy năm nay chưa được một lần người nhà vào thăm.
Ánh mắt thẫn thờ của bệnh nhân lớn tuổi đã nằm trong bệnh viện mấy năm nay chưa được một lần người nhà vào thăm.
Hay ánh mắt của một bệnh nhân trẻ tuổi chất đầy nỗi niềm.
Sự đau đớn về mặt thể xác và suy sụp về tinh thần đặt dấu chấm hết cho một kiếp người. Nhiều bệnh nhân ân hận vì đã lao vào con đường nghiện ngập để cuối cùng thân tàn ma dại. Họ tâm sự, chỉ khi ám ảnh với cái chết cận kề, họ mới cảm thấy hối tiếc mà mong có một điều ước...

Dân Sài Gòn kêu trời vì chợ ma túy

Mang tiếng nhà mặt tiền đường mà bán không ai mua, ngày càng xuống giá. Đó là nỗi khổ của người dân sống quanh Bến xe An Sương (TP.HCM)

Nguyễn Quang - Khánh Trung

Bạn có thể quan tâm