Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngành thực phẩm, giải khát phát triển bền vững nhờ nhà máy thông minh

Với mô hình nhà máy tích hợp công nghệ hiện đại, doanh nghiệp F&B có thể giảm thiểu tác động đến môi trường, cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

2020 là một “kỳ kiểm tra tổng quát” dành cho mọi doanh nghiệp, thử thách xem bộ máy vận hành, sản xuất có đủ linh hoạt, ổn định để bước vào thời kỳ mới hay không. Những chuyên gia chiến lược trên thế giới cũng không còn thảo luận về “trạng thái bình thường mới”, thay vào đó là “trạng thái bình thường tiếp theo”.

Doanh nghiệp, tổ chức không chỉ cần thích ứng nhanh, mà còn cần hướng đến phát triển bền vững thông qua tái cấu trúc, thay đổi toàn diện, linh hoạt và tạo sự đột phá trong vận hành.

Nha may thong minh anh 1

Quá trình chuyển đổi là một hành trình dài với công nghệ là đòn bẩy để thúc đẩy năng suất hiệu quả.

Tuy nhiên, chuyển đổi số là một phạm trù phổ quát, đòi hỏi doanh nghiệp ưu tiên những vấn đề cấp thiết. Schneider Electric - thương hiệu cung cấp các giải pháp số cho quản lý năng lượng và tự động hóa doanh nghiệp - cho rằng, ngành F&B cần tập trung vào 5 ưu tiên.

Thứ nhất là phát triển bền vững, hiệu quả thông qua giảm lượng phát thải khí CO2 và nước, sử dụng năng lượng hợp lý bằng các quy trình mới. Thứ hai, doanh nghiệp cần chú trọng đến chiến lược vận hành tối ưu, loại bỏ yếu kém tồn tại, giúp đội ngũ quản lý đơn giản quy trình, tăng cường tính liên kết giữa phát triển bền vững và hiệu quả chi phí.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí thông qua giảm nhu cầu CAPEX (chi phí đầu tư) khi kéo dài tuổi thọ tài sản hiện hữu, giảm chi phí tổng thể bằng cách tổ chức hoạt động đơn giản và giảm lãng phí năng lượng. Thực hiện cam kết bằng cách đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng và phát triển các sản phẩm bền vững là ưu tiên thứ tư doanh nghiệp nên chú trọng.

Cuối cùng, doanh nghiệp nên ưu tiên bảo vệ người tiêu dùng và cổ đông với việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.

Nha may thong minh anh 2

Doanh nghiệp nên áp dụng giải pháp vận hành tự động trong sản xuất.

Theo trang tin Deloitte Insights, nhà máy thông minh được cải tiến từ hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang hệ thống sản xuất được kết nối linh hoạt. Nhà máy này có thể xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh. Về cơ bản, nhà máy thông minh là một khái niệm mở, có thể tích hợp nhiều giải pháp, nền tảng, công cụ công nghệ mới vào sâu bên trong để phục vụ mục đích cuối cùng là tối ưu vận hành, nâng cao năng lực sản xuất.

Nha may thong minh anh 3

Nhà máy thông minh tích hợp nhiều kết nối linh hoạt trong vận hành, quản lý.

Để các doanh nghiệp chuyển đổi và xây dựng nhà máy thông minh, Schneider Electric đã nghiên cứu và triển khai kiến trúc EcoStruxure với bộ giải pháp toàn diện gồm: Sản xuất thông minh, hạ tầng thông minh, an toàn thực phẩm thông minh, hệ thống phân phối thông minh.

Trong đó, chuỗi giải pháp sản xuất thông minh của Schneider gồm nhiều phân mảng tích hợp HMI và dữ liệu như quy trình trình tự động hóa dựa trên Ethernet, Smart Machines & Robot, hệ thống quản lý thông tin công nghiệp, quản lý hoạt động sản xuất, quản lý hiệu suất tài sản, mô phỏng và cải tiến thực tế…

Ngoài ra, với chuỗi giải pháp hạ tầng thông minh, Schneider Electric phát triển đa dạng phân mảng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp F&B như quản lý năng lượng và phát triển bền vững, khả năng sẵn sàng và an toàn nguồn điện, chất lượng nguồn và hiệu quả sử dụng năng lượng, năng lượng tái tạo, lưới điện siêu nhỏ, tòa nhà thông minh.

Doanh nghiệp sữa nổi tiếng Fonterra là một ví dụ thành công của Schneider Electric. Hoạt động ở New Zealand nhưng có phạm vi quốc tế, Fonterra phải cân nhắc nhiều yếu tố, giải quyết các sự cố làm gián đoạn hoạt động và duy trì sản lượng, chất lượng đồng nhất trên toàn chuỗi cung ứng.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Fonterra được đánh giá thân thiện với môi trường và tạo ra các phương pháp kinh doanh bền vững cho cộng đồng. Thông qua EcoStruxure, Fonterra xây dựng các gói sáng kiến tổng thể và quản lý vòng đời sản phẩm, đồng thời cải tiến sâu các quy trình vận hành thông qua nhiều giải pháp như SCADA, tự động hóa, truyền động, điều khiển động cơ, phân phối MV, LV, điều khiển chiếu sáng, C-Bus, UPS, phụ kiện đi dây… Từ đó, hãng duy trì sự ổn định trong quá trình sản xuất, thành công xây dựng cơ sở chế biến sữa quy mô lớn - Darfield. Cơ sở này trang bị máy bơm tăng áp công suất lớn, có thể tiêu thụ từ 4,2 đến 4,4 triệu lít/ngày và sản xuất hơn 30 tấn bột sữa nguyên kem mỗi giờ.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp chuyển đổi và xây dựng nhà máy thông minh của Schneider Electric dành cho doanh nghiệp F&B, độc giả truy cập tại đây.

Thái Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm