Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngành nhà hàng Mỹ vẫn rung lắc vì 'dư chấn' Covid-19

Các nhà hàng tại Mỹ đã mở cửa trở lại từ lâu nhưng vẫn lao đao vì thói quen tiêu dùng thay đổi, lạm phát và tình trạng thiếu hụt nhân sự.

Theo CNN, điều hành một nhà hàng chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng trong những năm qua, việc đó còn khó khăn hơn.

Năm 2020, các biện pháp hạn chế liên quan đến Covid-19 khiến ngành công nghiệp nhà hàng tại Mỹ chao đảo. Giờ đây, hàng quán đã được mở cửa trở lại. Người tiêu dùng cũng trở lại quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh và nhà hàng cao cấp.

Nhưng số lượng nhà hàng tại Mỹ vẫn sụt giảm so với năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch. Và không rõ khi nào họ sẽ quay trở lại.

Số nhà hàng giảm mạnh

Dữ liệu của hãng nghiên cứu Technomic cho thấy năm ngoái, Mỹ có khoảng 631.000 nhà hàng. Hồi năm 2019, con số này là 703.000 nhà hàng. Technomic dự báo số lượng nhà hàng có thể giảm còn khoảng 630.000 vào năm nay, và sẽ không trở lại mức trước đại dịch từ giờ cho đến năm 2026.

Hơn nữa, dịch vụ giao đồ ăn và bán mang về ngày càng phổ biến. Lạm phát tại Mỹ cũng tăng cao. Điều này khiến một số khách hàng tới nhà hàng ít hơn để tiết kiệm tiền.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi - không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm - tăng 0,6% trong tháng 1 và 4,7% so với một năm trước đó. Trước đó, giới quan sát dự báo mức tăng lần lượt là 0,5% và 4,4%.

nganh nha hang anh 1

Năm ngoái, số lượng nhà hàng trên khắp nước Mỹ đã giảm 72.000 so với trước đại dịch. Ảnh: Bloomberg.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ theo dõi báo cáo PCE sát sao hơn những chỉ số lạm phát khác, bởi chỉ số này điều chỉnh theo thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Trong khi đó, chi phí của các nhà hàng như tiền thuê nhà và nguyên liệu đang tăng lên. Việc thuê nhân viên cũng khó khăn hơn.

Nếu hỏi ông David Nayfeld - đầu bếp kiêm đồng sở hữu nhà hàng Che Fico và Che Fico Alimentari (San Francisco) - rằng liệu có nên mở một nhà hàng vào thời điểm này hay không, câu trả lời của ông sẽ là không.

"Đây không phải thời điểm tốt để mở nhà hàng, nếu các vị không phải một người nhiều kinh nghiệm và kiên nhẫn", ông nhận định.

Ngay cả ông cũng đang gặp khó khăn. "Đại dịch đã mang tới những năm tệ hại và chúng tôi vẫn cố tìm cách thoát ra", ông Neyfeld than thở.

Thiếu hụt nhân viên, lạm phát và thói quen tiêu dùng thay đổi

Trong thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng chuộng hình thức mua mang về hoặc giao đồ ăn. Điều này giúp một số nhà hàng sống sót qua giai đoạn khó khăn. Một số cho rằng họ sẽ không thể sống sót nếu phải trả tiền thuê mặt bằng.

Theo công ty tư vấn Revenue Management Solutions, trong tháng 1, số lượng đơn đặt hàng giao tại nhà đối với các cửa hàng bình dân và đồ ăn nhanh đã tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đây không phải thời điểm tốt để mở nhà hàng, nếu các vị không phải một người nhiều kinh nghiệm và kiên nhẫn

Ông David Nayfeld - đầu bếp kiêm đồng sở hữu nhà hàng Che Fico và Che Fico Alimentari

"Mọi người ngày càng thích mua đồ ăn mang về hơn", ông David Portalatin - cố vấn ngành dịch vụ thực phẩm của NPD Group, một công ty nghiên cứu thị trường - cho biết.

Thêm vào đó, các nhà hàng phục vụ tại chỗ thường đắt đỏ hơn. Theo ông Portalatin, điều này khiến nhiều khách hàng quay lưng.

Ngay cả khi hàng tạp hóa trở nên đắt đỏ hơn, việc ăn ở nhà vẫn rẻ hơn ra ngoài hàng. Một vấn đề nữa đối với các nhà hàng phục vụ tại chỗ là thiếu hụt lao động. Nhiều chủ cửa hàng đang than thở rằng họ gặp khó khăn trong việc thuê nhân viên.

Theo số liệu được Cục thống kê Lao động Mỹ công bố trong tháng này, cơ hội việc làm trong các dịch vụ lưu trú và ăn uống đã tăng 409.000 vị trí trong tháng 12. Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất ở lĩnh vực này.

Các nhà hàng và khách sạn ồ ạt tuyển dụng sau khi sa thải hàng loạt trong thời kỳ đại dịch. Một số nhân viên cũng tự nguyện bỏ việc vì lo sợ lây nhiễm Covid-19 trong quá trình phục vụ khách hàng.

Đến giờ, nhiều người không trở lại ngành công nghiệp nhà hàng. Điều này khiến các công ty phải chật vật sắp xếp công việc.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Fed chưa thể dừng tăng lãi suất?

Những dữ liệu mới nhất của kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát đang có dấu hiệu tăng trở lại. Các quan chức Fed cũng liên tục gửi đi thông điệp "diều hâu".

Nghịch lý giữa bão sa thải

Các gã khổng lồ công nghệ sa thải hàng trăm nghìn nhân viên sau khi tuyển dụng ồ ạt thời đại dịch. Nhưng thị trường lao động nói chung vẫn đang thiếu cung.

OceanBank sap doi ten hinh anh

OceanBank sắp đổi tên

0

Sau khi được MB tiếp quản, OceanBank dự kiến đổi tên thành MBV. Chủ tịch và tổng giám đốc mới của ngân hàng cũng là các lãnh đạo cấp cao tại MB.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm