Trong năm nay, đại dịch Covid-19 khiến con người phải thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi cung cấp dịch vụ từ “ngoại tuyến” lên trực tuyến. Theo báo cáo của Nền kinh tế số Đông Nam Á, cứ 10 người Việt sử dụng dịch vụ kỹ thuật số trong đợt Covid-19 thì có 4 khách hàng mới. Đáng chú ý, 94% người dùng mới cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ kỹ thuật số sau đại dịch.
Có 83% người Việt Nam hiện dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm trên kênh trực tuyến, sau đó mới thực hiện hành vi mua hàng, thanh toán, gọi xe, mua sắm… Xu hướng tiêu dùng này sẽ giúp định hình lại đáng kể các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường, khiến doanh nghiệp phải tập trung vào số hóa nhiều hơn.
Giữa các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực thương mại điện tử được hưởng lợi nhiều trong thời kỳ giãn cách xã hội và hạn chế tụ tập đông người. Ước tính của Google cho thấy, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 14 tỷ USD, tăng 16% so với năm ngoái. Riêng lĩnh vực thương mại điện tử trong năm 2020 chiếm khoảng một nửa “miếng bánh” quy mô, tăng 46% so với năm 2019.
Cửa hàng Sociolla tích hợp công nghệ hiện đại dự kiến có mặt tại thị trường Việt Nam thời gian tới. |
Ở khu vực Đông Nam Á, mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân là nhu cầu thiết yếu và tăng dần theo thu nhập của người dân. Theo thống kê của Google, cứ 100 người sử dụng dịch vụ trực tuyến liên quan đến lĩnh vực làm đẹp trong mùa Covid-19, có 32 người tiêu dùng mới.
Tại Việt Nam, theo thống kê của statin.com, thị trường chăm sóc mỹ phẩm ước tính đạt khoảng hơn 790 triệu USD năm 2018. Tuy nhiên, trong mùa Covid-19, thống kê từ trang cosmeticsdesign-asia.com cho thấy, chỉ tính riêng kênh bán hàng trực tuyến, mức tăng trưởng đã đạt khoảng 80%. Kênh mua sắm thương mại điện tử mùa dịch cũng bùng nổ với mức tăng 133%.
Thị trường sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân của Việt Nam liên tục thay đổi dựa vào trải nghiệm về công nghệ. Một trong số đó là sự gia tăng tìm kiếm thông tin trên các kênh trực tuyến.
“Dễ dàng truy cập Internet, đặc biệt là qua điện thoại di động giúp người tiêu dùng Việt Nam bắt kịp xu hướng làm đẹp mới, nghiên cứu thông tin sản phẩm dễ dàng và mua sắm thuận tiện”, báo cáo mới đây của Google về từ khóa tìm kiếm của người Việt năm 2020 nhận định.
Hàng loạt công nghệ khác đã và đang được tận dụng để “đọc vị” chân dung khách hàng. Chẳng hạn, hệ sinh thái của Social Bella (nền tảng công nghệ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp) áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu và hành vi tiêu dùng theo thời gian thực, giúp đưa ra chương trình khuyến mãi và thông tin sản phẩm theo hướng “cá nhân hóa”.
Cụ thể, hãng sở hữu 5 đơn vị thành viên hoạt động theo từng nhóm mục đich khác nhau. Trong đó, Sociolla là nền tảng thương mại điện tử phân phối hàng chính hãng có chứng nhận của cơ quan quản lý y tế; Soco là nền tảng đánh giá sản phẩm để chia sẻ thông tin cho người dùng; Beauty Journal giúp chia sẻ thông tin làm đẹp và phong cách sống; Lilla dành riêng cho phân khúc mẹ và bé; Brand Development là đối tác uy tín và độc quyền của nhiều thương hiệu làm đẹp nổi tiếng thế giới.
3 nhà sáng lập Social Bella - trang thương mại điện tử vươn lên thành hệ sinh thái toàn diện trong lĩnh vực làm đẹp ở Indonesia. |
Nhờ hệ sinh thái phủ kín và vận hành bởi công nghệ, Social Bella giúp “tái định hình” thị trường mỹ phẩm Indonesia, vốn ở trong tình trạng “trôi nổi” về chất lượng hàng hóa năm 2015.
Đầu tháng 10, Social Bella thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua nền tảng thương mại điện tử Sociolla, sau khi nhận thêm 58 triệu USD từ quỹ đầu tư Temasek (Singapore), cùng Pavilion Capital và Jungle Ventures qua vòng gọi vốn Series E.
Nhìn chung, nền tảng công nghệ dựa trên Internet không chỉ phục vụ người tiêu dùng “sát” với nhu cầu hơn, mà còn mang đến trải nghiệm mới lạ, thú vị xuyên suốt quá trình mua sắm của khách hàng. Điều này giúp việc chăm sóc sắc đẹp cho con người cải tiến hơn xưa rất nhiều.
Bình luận