Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngành công nghiệp hàng nhái trị giá 461 tỷ USD

Tình trạng kinh doanh hàng nhái, hàng giả tăng vọt và trở thành một ngành công nghiệp trị giá 461 tỷ USD trên toàn cầu.

Theo CNN, việc buôn bán hàng nhái chiếm 2,5% thương mại thế giới vào năm 2013, tăng so với ước tính 1,9% trong năm 2008. Giá trị của nó tương đương với quy mô nền kinh tế của Áo.

hang nhai anh 1
Giày dép, quần áo, túi xách và các loại phụ kiện nhái xuất hiện phổ biến khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Getty

Dữ liệu toàn cầu về các vụ thu giữ của hải quan cho thấy những nhãn hiệu bị nhái phần lớn là Rolex, Nike, Ray Ban và Louis Vuitton. Trong đó, giày dép là sản phẩm bị làm giả nhiều nhất. Tiếp đến là quần áo, đồ da và các phụ kiện.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho biết, Trung Quốc là khu vực sản xuất và bán hàng nhái nhiều nhất thế giới. Tổ chức này cho hay, hàng giả đưa vào Liên minh châu Âu (EU) chiếm khoảng 5% tổng lượng nhập khẩu của khu vực này.

Theo báo cáo của OECD, bề ngoài của việc mua túi xách nhái hay phim lậu có vẻ vô hại. Tuy nhiên, tình trạng này là "một hiểm hoạ lớn đối với kinh tế. Nó huỷ hoại sự sáng tạo và cản trở tăng trưởng kinh tế".

Bên cạnh đó, hành động này gây tổn hại đến các công ty tạo ra sản phẩm ban đầu bằng việc làm loãng giá thương hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá.

Ngoài ra, việc bán dược phẩm và đồ chơi trẻ em giả gây nguy hiểm đối với sức khoẻ và sự an toàn.

Mỹ phẩm giả hoành hành thị trường Tết

Theo Hải quan Quảng Ninh, hàng ngày, một lượng lớn mỹ phẩm được làm giả từ bên kia biên giới, sau đó đóng các nhãn mác nổi tiếng vận chuyển về trong nước tiêu thụ.

Giày hiệu giá bèo phần lớn là hàng Trung Quốc

Chỉ cần một cú click chuột, hàng trăm, nghìn địa chỉ bán các loại giày, dép thương hiệu nổi tiếng hiện ra với giá bán chưa tới một nửa, thậm chí 1/3-1/4 giá hàng chính hãng.


Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm