Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân sách Nhà nước dự kiến thu 4,33 triệu tỷ đồng trong 3 năm tới

Số thu kể trên tương đương tỷ lệ huy động ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 15,5% GDP mỗi năm. Đến năm 2023, tỷ trọng thu nội địa chiếm khoảng 85-86% tổng thu.

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính ngân sách giai đoạn 2021-2023. Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ nhấn mạnh 2021 là năm quan trọng khi là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm đầu triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025).

Trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2020, Bộ Tài chính dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 1,343 triệu tỷ đồng, tương đương tỷ lệ huy động ngân sách khoảng 15,5% GDP. Trong đó, tỷ trọng thu nội địa dự kiến chiếm 84,4%; thu dầu thô chiếm 1,7%; và thu cân đối xuất nhập khẩu chiếm 13,3%.

Trong số thu nội địa (khoảng 1,133 triệu tỷ), thu tiền sử dụng đất dự kiến đạt 111.400 tỷ; hoạt động xổ số kiến thiết đóng góp 33.700 tỷ; bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trung ương đạt 40.000 tỷ; thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế 61.400 tỷ; riêng thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 882.000 tỷ đồng, tăng 5,6% so với ước năm 2020.

Dự toán số thu từ dầu thô năm nay là 23.200 tỷ đồng trên cơ sở dự kiến sản lượng khai thác trong nước khoảng 8 triệu tấn, giá bình quân 45 USD/thùng.

Còn lại, dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 178.500 tỷ đồng.

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HÀNG NĂM
Nguồn: Bộ Tài chính
Nhãn201620172018201920202021
Thu ngân sách tỷ đồng 101450012121801319200141130015123001343330
Chi ngân sách
127320013904801523200163330017471001687000

Về chi ngân sách năm 2021, trong bối cảnh dự kiến thu còn khó khăn do tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cần thời gian phục hồi sau dịch Covid-19, dự toán chi cả năm là 1,687 triệu tỷ đồng, thấp hơn 60.100 tỷ so với dự toán năm 2020.

Trong đó, số chi đầu tư phát triển là 477.300 tỷ (28,3% tổng chi); chi trả nợ lãi, viện trợ, dự trữ quốc gia là 112.900 tỷ (6,7%); chi thường xuyên là 1,036 triệu tỷ (61,4%)…

Cơ quan quản lý tài khóa nhấn mạnh mức dự toán trên đã bảo đảm ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển ở mức hợp lý, cao hơn mức bố trí dự toán năm 2020 cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.

Như vậy, theo dự toán ngân sách, năm 2021 sẽ bội chi khoảng 343.670 tỷ đồng, tăng 46% so với dự toán năm 2020, bằng khoảng 4% GDP.

Tổng nhu cầu huy động của Chính phủ (chưa bao gồm vay về cho vay lại) khoảng 580.000 tỷ, dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công bằng khoảng 46,1% GDP.

Cũng từ cơ sở dự toán năm 2021, Bộ Tài chính kế hoạch tổng thu ngân sách 3 năm giai đoạn 2021-2023 đạt khoảng 4,33 triệu tỷ, đạt tỷ lệ huy động thu vào ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 15,5% GDP. Tỷ trọng thu ngân sách tiếp tục được cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa với mục tiêu đến năm 2023 chiếm khoảng 85-86% tổng thu ngân sách.

Ở chiều chi, dự kiến tổng chi cả giai đoạn này vào khoảng 5,4 triệu tỷ, kéo theo bội chi ngân sách bình quân khoảng 3,8% GDP. Nợ công đến năm 2023 khoảng 48,1% GDP.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã và đang tạo ra những thách thức đối với kế hoạch ngân sách Nhà nước trung hạn 3 năm 2021-2023. Đặc biệt trong việc bảo đảm lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh chuẩn trợ cấp xã hội, chuẩn nghèo...

Thanh tra thuế kiến nghị xử lý gần 72.000 tỷ đồng năm 2020

Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, trong năm 2020, tổng số tiền ngành thuế kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra đã đạt 71.876 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2019.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm