Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau Covid-19
Thứ hai, 27/12/2021 13:44 (GMT+7)
13:44 27/12/2021
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD sẽ được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong thời hạn 30 năm cùng thời gian ân hạn là 5 năm. Khoản tín dụng này nhằm khuyến khích cải cách chính sách theo hai trụ cột.
Trụ cột thứ nhất hỗ trợ sự phục hồi kinh tế mang tính bao trùm thông qua giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính của các nhóm dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách giới tại nơi làm việc và thúc đẩy tài chính toàn diện.
Khoản vay 221,5 triệu USD sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi ngắn hạn sau cuộc khủng hoảng Covid-19 và mang lại lợi ích về lâu dài cho Việt Nam.
Trụ cột thứ hai góp phần vào việc xanh hóa các chính sách thương mại, thúc đẩy chính phủ điện tử và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo WB, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái nhanh chóng trong những tháng gần đây để thực hiện các cải cách này. Việc phê duyệt giấy phép triển khai mobile money và mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống hóa đơn điện tử ở các tỉnh thành lớn nhất cả nước là những ví dụ điển hình. Tốc độ cải cách dự kiến được đẩy nhanh, đây là một phần trong gói phục hồi kinh tế dự kiến sẽ được Quốc hội thảo luận trong tuần tới.
Khoản tín dụng được cung cấp thông qua Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới, chuyên cung cấp các khoản vay ưu đãi dành cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Cyoung Việt Nam được xác định là chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Tây Bắc, quy mô hơn 91 ha, vốn đầu tư khoảng 7.750 tỷ đồng tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
TP.HCM dự kiến thông xe kỹ thuật 32,6 km tuyến chính cao tốc thuộc Vành đai 3 qua Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30/4/2026 và toàn tuyến tại TP.HCM trước 30/6/2026.
Bách Hóa Xanh cho biết đã thu hồi, ngừng bán giá đỗ của nhà cung cấp Lâm Đạo và kiểm nghiệm lại toàn bộ sản phẩm trong chuỗi khi nhận thông tin chứa hóa chất cấm.