Theo báo cáo 7 tháng đầu năm của Ủy ban Tài chính Quốc gia, ngân hàng hiện có mức thanh khoản dồi dào, thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng qua đêm tính đến 18/7 ở mức 1,11%. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng huy động đến cuối tháng 6 đạt 10,2% so với đầu năm. Mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,8-1%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một tháng; 4,5-5,4%/năm với tiền gửi có kỳ hạn một đến dưới 6 tháng. Với tiền gửi có kỳ hạn dài, từ 6-12 tháng, khách hàng được hưởng mức lãi suất là 5,4-6,5%/năm; trên 12 tháng, lãi suất tăng lên mức 6,4-7,2%/năm. Mức lãi suất trên cho thấy, kênh gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng vẫn đang có sức hút mạnh mẽ với thị trường.
Để giải thích cho hiện tượng trên, các chuyên gia cho rằng lý do là lạm phát vẫn thấp hơn lãi suất huy động. Đến tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,48% so với đầu năm. Vì vậy, khi gửi tiền tiết kiệm, khách hàng vẫn nhận được mức lãi suất thực dương.
Lý do thứ hai là Ngân hàng Nhà nước đã hút bớt thanh khoản VNĐ trên thị trường thông qua việc phát hành tín phiếu, nhằm ngăn chặn đầu cơ trên thị trường ngoại hối, giúp ổn định tỷ giá kịp thời từ sau sự kiện Brexit. Song song với các con số khả quan của thanh khoản và lãi suất huy động, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm phát hành đạt 93,2% kế hoạch (145.000 tỷ đồng), giúp giảm thiểu gây áp lực tăng lãi suất.
Mức thanh khoản cao, huy động tiền gửi ổn định và không áp lực tăng lãi suất trái phiếu là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng giảm lãi suất vay.
|
Các điều kiện trên tạo sự thuận lợi cho việc giảm mặt bằng lãi suất. Từ đầu năm, chỉ số này khá ổn định, các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6-7%/năm khi vay ngắn hạn và 9-10%/năm khi vay trung, dài hạn. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh hưởng mức 6,8-9%/năm khi vay ngắn hạn; 9,3-11% khi vay trung, dài hạn. Để tiếp tục giảm lãi suất, ngân hàng cần giảm chi phí đầu vào, tức phải có nguồn lãi suất thấp hơn để hạ bình quân giá vốn hoặc giảm được nợ xấu.
Dựa trên tình hình, các ngân hàng có nguồn tiền dồi dào đã đẩy mạnh ưu đãi lãi suất nửa cuối năm, trong đó, có ngân hàng đã công bố mức lãi suất ưu đãi với các khoản vay cá nhân trung dài hạn chỉ còn 7,8%/năm; hay gói 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất 8%/năm. Đặc biệt, ở Ngân hàng Quốc tế (VIB), khách hàng chỉ phải trả 6,99%/năm khi làm thủ tục vay từ ngày 5/8-5/10. Ngoài ra, ngân hàng này còn tặng hơn 10.000 quà tặng ngay là va li cao cấp và túi xách du lịch thời trang cho các khách hàng vay, gửi tiết kiệm, tham gia bảo hiểm hay mở mới thẻ tín dụng.
Ông Godfrey Swain, Phó tổng giám đốc VIB kiêm Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ chia sẻ: “Trong tình hình chung của thị trường, chúng tôi đưa ra mức ưu đãi lãi suất nhằm đón đầu cho nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng và sản xuất của các đơn vị và cá nhân trong nửa cuối năm”.
Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, ngân hàng VIB tổ chức chương trình “Cuộc sống tươi đẹp cùng VIB”. Bên cạnh ưu đãi lãi suất và quà tặng ngay cao cấp, mỗi tuần VIB còn tặng 5 voucher nghỉ dưỡng An Lâm Ninh Vân Bay villas (Nha Trang) cho 5 chủ thẻ tín dụng VIB hiện hữu có giá trị giao dịch thanh toán trong tuần cao nhất và từ 10 triệu đồng. Có tổng cộng 45 voucher sẽ được trao tặng cho các chủ thẻ tín dụng VIB. Ngoài ra, khách hàng đến giao dịch sẽ được miễn toàn bộ phí giao dịch tại quầy trong thời gian 12-18/9.