Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga thử nghiệm tiêm kích siêu cơ động Su-35S

Không quân Nga vừa bắt đầu cho chạy thử máy bay chiến đấu Su-35S có khả năng “siêu cơ động” nhờ được trang bị động cơ đẩy vector đa chiều.

Nga thử nghiệm tiêm kích siêu cơ động Su-35S

Không quân Nga vừa bắt đầu cho chạy thử máy bay chiến đấu Su-35S có khả năng “siêu cơ động” nhờ được trang bị động cơ đẩy vector đa chiều.

Chương trình thử nghiệm Su-35S sẽ kéo dài khoảng một năm rưỡi, kết quả của chương trình thử nghiệm sẽ lấy làm cơ sở cho các hoạt động huấn luyện bay về sau với loại tiêm kích siêu cơ động này.

Su-35S là mẫu thử nghiệm duy nhất cùng với người anh em Su-30SM được trang bị động cơ đẩy vector đa chiều. Động cơ đẩy vector là loại động cơ được trang bị hệ thống vòi phun có khả năng thay đổi hướng luồng phụt của động cơ, làm thay đổi vector lực đẩy tác động lên máy bay qua đó tăng khả năng cơ động cho máy bay.

Su-35S được trang bị động cơ đẩy vector 3D giúp máy bay cực kỳ cơ động, đây là một lợi thế rất lớn trong các cuộc không chiến tầm gần.

Bằng cách thay đổi hướng luồng phụt của động cơ sẽ tạo ra vector lực đẩy tác động lên máy bay giúp máy bay thực hiện các thao tác bay mà những máy bay thông thường không làm được.

Trên thế giới hiện nay chỉ có tiêm kích F-22 của Mỹ được trang bị động cơ đẩy vector. Điều đáng nói, động cơ của tiêm kích F-22 chỉ thay đổi được hướng phụt theo chiều lên xuống, nghĩa là không linh hoạt bằng động cơ của Su-35.

Thiết kế đặc biệt này của động cơ Su-35 kết hợp với hình dáng khí động học ưu việt làm cho Su-35S có khả năng siêu cơ động hơn cả F-22.

Su-35S sẽ có khả năng thực hiện các động tác nhào lộn ở tộc độ rất thấp, duy trì trạng thái góc tấn 90 độ so với mặt đất trong thời gian dài mà các máy bay khác không làm được.

Dự kiến, đợt thử nghiệm lần này của Su-35S bao gồm:

-  Thực hiện thao tác cơ động ở tốc độ rất thấp từ 150-200 km/h mà không bị rơi. Đây là tốc độ mà các máy bay không có động cơ đẩy vector không làm được. Su-35S sẽ thử nghiệm duy trì góc tấn ở góc hơn 90 độ so với mặt đất trong thời gian dài hơn, thường được gọi là động tác “rắn hổ mang”.

- Thử nghiệm sử dụng vũ khí là các loại tên lửa không đối không ở nhiều cự ly khác nhau, chống vũ khí của đối phương với các loại tên lửa tinh vi như AIM-120AMRAAM bằng các biện pháp tác chiến điện tử và thao tác cơ động né tránh đường ngắm của tên lửa.

- Thử nghiệm tấn công các mục tiêu có tốc độ thấp như trực thăng, UAV.

Nói chung đợt thử nghiệm lần này tập trung vào khả năng cận chiến của Su-35S bởi đây là thế mạnh mà động cơ đẩy vector mang lại.

Nga là quốc gia đi tiên phong trong việc ứng dụng động cơ đẩy vector với vòi phun đa chiều trên các tiêm kích.

Phi công thử nghiệm Su-35S trao đổi với tờ Tin tức Nga rằng, để thoát khỏi đòn tấn công từ một tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động có tốc độ cao thì ngoài biện pháp đối phó điện tử, phi công gần như không có cơ hội né tránh. Nhưng nếu máy bay có khả năng dừng đột ngột ở độ cao thấp, phi công sẽ có thêm một cơ hội vì tên lửa có thể bị mất mục tiêu. Mà một loại máy bay có khả năng như vậy dường như chỉ có dòng máy bay Su-27/30 của Nga. 

quốc việt

Theo Infonet 

quốc việt

Theo Infonet 

Bạn có thể quan tâm