Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga mất 150 triệu USD vì tên lửa không tới đích

Tên lửa Proton-M mang theo 2 vệ tinh của Nga và Indonesia không thể cán đích trong lần phóng hôm 6/8 (giờ địa phương) từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Nga mất 150 triệu USD vì tên lửa không tới đích

Tên lửa Proton-M mang theo 2 vệ tinh của Nga và Indonesia không thể cán đích trong lần phóng hôm 6/8 (giờ địa phương) từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Tên lửa đẩy Proton-M không thể đưa 2 vệ tinh thông tin liên lạc Express MD2 của Nga và vệ tinh Telkom-3 do Indonesia mua của Moscow lên quỹ đạo đã định. Giải thích về vụ thất bại mới nhất,  Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Nga Roscosmos hôm qua thông báo, động cơ tăng cường của tên lửa đẩy Proton-M, mang theo 2 vệ tinh thông tin tắt sớm hơn vài phút so với dự kiến.

Tên lửa đẩy Proton-M cùng 2 vệ tinh viễn thông được đặt lên bệ phóng.

Theo đó, phần tăng cường Briz-M chỉ hoạt động được 7 phút trong khi lịch trình đặt sẵn là 18 phút 5 giây để đưa các vệ tinh đến đúng quỹ đạo đã định. RIA dẫn nguồn tin từ cơ quan không gian Nga, họ không có cách nào để thu hồi 2 vệ tinh viễn thông trị giá khoảng 150 triệu USD vừa phóng.

Vụ phóng thất bại vừa qua khiến loại tên lửa Proton bị đình chỉ mọi hoạt động, chờ kết quả phân tích chuyên sâu của các chuyên gia. Dù không gây thiệt hại quá lớn về kinh tế nhưng vụ phóng bất thành đêm 6/8 kéo lùi nghiêm trọng những nỗ lực khôi phục hình ảnh của chương trình không gian Nga.

Thất bại vừa qua tương tự như sự cố đối với loại tên lửa Workhorse, mang theo vệ tinh Express AM-4 trị giá 265 triệu USD trong lần phóng mùa hè năm ngoái. Cũng trong tháng 8/2011, tàu vũ trụ chở hàng Progress với 2,9 tấn hàng tiếp tế gồm nước và thực phẩm lên ISS phát nổ không lâu sau khi rời bệ phóng.

Gần 3 tháng sau đó, tới lượt tàu thăm dò sao hỏa Phobos-Grunt trị giá 170 triệu USD của Nga chệch hướng và mắc kẹt bên trong quỹ đạo trái đất. Theo điều tra ban đầu, tên lửa đẩy của Phobos-Grunt không hoạt động khi nó bay vào tầng khí quyển trái đất. Sau những nỗ lực tái khởi động bất thành, Phobos-Grunt rơi xuống và phát nổ sau khi ma sát với bầu khí quyển trái đất vào ngày 16/1/2012.

Moscow đang thực hiện khoảng 40% các chuyến bay đưa vệ tinh, hàng hóa và các phi hành gia vào không gian sau khi phi đội tàu con thoi của Mỹ nghỉ hưu. Đây được xem là những nỗ lực “không mệt mỏi” nhằm khôi phục lại hình ảnh của ngành công nghiệp vũ trụ Nga sau hàng loạt tai nạn liên tiếp. Tuy nhiên, sự cố mới nhất khiến ngành công nghiệp không gian Nga thêm một lần vất vả để khôi phục lại hình ảnh.

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm