Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga củng cố vị thế ‘đại gia’ xuất khẩu vũ khí

Nga đã và đang củng cố lại vị thế "đại gia" của mình trên thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu, mở đầu bằng việc bán hàng loạt vũ khí hiện đại, trong đó có xe tăng T-90S, sang các nước châu Á và châu Phi.

Nga củng cố vị thế ‘đại gia’ xuất khẩu vũ khí

Nga đã và đang củng cố lại vị thế "đại gia" của mình trên thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu, mở đầu bằng việc bán hàng loạt vũ khí hiện đại, trong đó có xe tăng T-90S, sang các nước châu Á và châu Phi.

>>Nga sợ bị 'nhái' khi bán 48 chiếc Su-35 cho Trung Quốc
>>10 máy bay chiến đấu ‘khủng’ nhất mọi thời đại
>>10 vụ không kích gây chấn động thế giới

Xe tăng T-54 do Liên Xô sản xuất từng làm mưa làm gió trên các chiến trường khắp thế giới. Đây là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất, với khoảng 80.000 đến 100.000 chiếc. T-54 là một trong những loại vũ khí mang lại tên tuổi vang dội cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Liên Xô, và sau này là Nga.

Xe tăng hiện đại T-90S do Nga sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu tác chiến ngày càng cao, những cỗ xe tăng hiện đại và tối tân liên tiếp được quân đội Nga nghiên cứu chế tạo. Những chiếc xe tăng T-72, và sau đó là T-90, cũng đã khẳng định được vị thế của mình và góp phần tạo bàn đạp cho sự trở lại của Matxcơva trong hàng ngũ những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

T-90S là mẫu xe tăng cải tiến có nhiều điểm hiện đại, được ra mắt lần đầu tại triển lãm quân sự Defexpo-2012 ở Ấn Độ, thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Với tổng trọng lượng 46,5 tấn, được trang bị pháo nòng trơn 125 mm với ổ đạn 42 viên, T-90S có thể đạt vận tốc 60 km/h và có bán kính hoạt động rộng 550 km. Loại xe tăng này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nước ở khu vực châu Á và châu Phi. Ấn Độ, Algeria, Uganda, Azerbaijan là những quốc gia đầu tiên sở hữu loại xe tăng T-90S của Nga.

Ngoài xe tăng, máy bay chiến đấu và huấn luyện chiến đấu cũng đang là một trong những mặt hàng được các nước lùng mua nhiều nhất. Vừa mới đây, cổng thông tin điện tử Merdeka của Indonesia dẫn lời tư lệnh không quân nước này cho biết, Indonesia dự định mua hàng loạt máy bay huấn luyện chiến đấu của Nga.

Đa số khí tài không quân, đặc biệt là máy bay đang biên chế trong quân đội các nước ở khu vực châu Á và châu Phi được nhập khẩu từ Nga hoặc là những bản sao bất hợp pháp Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, việc trang bị máy bay huấn luyện Nga sẽ giúp ích rất nhiều cho phi công trong việc điều khiển máy bay tiêm kích chiến đấu, nhờ những sự tương đồng cơ bản.

Ngay cả Trung Quốc cũng đã đề nghị mua 48 chiếc Su-35 trị giá lên tới 4 tỉ USD của Nga hồi đầu tháng ba vừa qua, nhưng chưa được Matxcơva chấp thuận bán, bởi lo ngại loại chiến đấu cơ này sẽ bị Bắc Kinh làm nhái và bán cho một nước thứ ba.

Theo thống kê được công bố hồi tháng hai vừa qua, Nga đã thu được 13,2 tỉ USD nhờ bán vũ khí. Cùng với đó, Nga đã trở lại vị thế xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Ngoài ra, AFP tiết lộ, số tiền đó của Nga chưa kể 4 tỉ USD thất thu sau khi chế độ Gaddafi bị lật đổ trên lãnh thổ Libya. Những con số đó đã phần nào khẳng định sự trở lại ngoạn mục của nền công nghiệp quốc phòng Nga trên thị trường vũ khí thế giới.

Hồng Duy

Theo infonet.vn

Hồng Duy

Theo infonet.vn

Bạn có thể quan tâm