Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga cho 'về vườn' huyền thoại đánh chặn MiG-31

Dù là chiến đấu cơ phản lực bay nhanh nhất cùng khả năng đánh chặn tầm xa hoàn hảo nhưng MiG-31 vẫn không thể duy trì vị trí số 1 trong Không quân Nga. 

Nga cho 'về vườn' huyền thoại đánh chặn MiG-31

Dù là chiến đấu cơ phản lực bay nhanh nhất cùng khả năng đánh chặn tầm xa hoàn hảo nhưng MiG-31 vẫn không thể duy trì vị trí số 1 trong Không quân Nga. 

Tiêm kích phản lực đánh chặn siêu âm tầm xa MiG-31.

Trong cuộc họp với các nhà lập pháp Nga, Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev, cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu phát triển loại máy bay mới và sẽ nỗ lực hoàn thành trước khi kế hoạch nâng cấp sức mạnh quân sự toàn diện của Nga kết thúc vào năm 2020. Loại chiến đấu cơ mới có thể thay thế toàn bộ phi đội đánh chặn MiG-31 hiện tại vào năm 2028”.

Trung tướng Viktor Bondarev là một trong những quan chức quân sự cấp cao lên tiếng phản đối chương trình tái khởi động chế tạo MiG-31, vốn bị dừng lại gần 20 năm trước đây bởi quan điểm, nước Nga cần một tiêm kích đánh chặn hoàn toàn mới để đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại. Mặt khác, Không quân Nga hiện đang biên chế 122 chiếc MiG-31 và số lượng lớn hơn thế trong các kho dự phòng nên không cần sản xuất thêm.

MiG-31 cùng toàn bộ vũ khí.

MiG-31 là máy bay chiến đấu - đánh chặn nhanh nhất từng được chế tạo trên thế giới. Với tầm bay tối đa 5.400 km khi được tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 được coi là mẫu máy bay đánh chặn hoàn hảo nhất mà Nga đã và đang sở hữu. Phiên bản mới nhất là MiG-31BM đang khiến cả thế giới chú ý bởi khả năng đánh chặn "không có đối thủ".

Ngoài khả năng hoạt động tới 1.450 km với nhiên liệu có sẵn hay 5.400 km với việc tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31BM còn có thể bay với vận tốc Mach 2,83, tương đương 3.450 km/h. Hệ thống điện tử được nâng cấp cùng với radar thế hệ mới cho phép MiG-31BM kiểm soát hỏa lực tốt hơn. Ngoài ra, các radar còn cho phép MiG-31BM theo dõi đồng thời 10 mục tiêu.

Tổng số vũ khí mà MiG-31 có thể mang theo cùng hệ thống radar vượt trội.

Trên thực tế, phi đội MiG-31 là một phần quan trong trong mạng lưới phòng thủ không gian toàn diện mà Nga tạo ra để ngăn chặn mọi mối nguy từ không gian. Nếu thực sự cần thiết, MiG-31 sẽ được triển khai nhằm bắn hạ tất cả những mối nguy tiềm năng, bao gồm cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Chính nhờ những ưu điểm vượt trội đó, năm 2011, Không quân Nga từng định đặt hàng thêm 60 máy bay MiG-31BMs để sử dụng từ năm 2020. Tuy nhiên, Không quân Nga vẫn mong muốn một phi đội đánh chặn hoàn hảo hơn cùng với đó là kế hoạch cho nghỉ hưu toàn bộ phản lực cơ MiG-31 vào năm 2028 như lời Tư lệnh Viktor Bondarev tiết lộ.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm