Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga cắt giảm sản lượng dầu 700.000 thùng/ngày

Bộ Năng lượng Nga cho biết nước này đã giảm sản lượng dầu khoảng 700.000 thùng/ngày vào tháng trước.

Nga đã cắt giảm sản lượng dầu từ đầu tháng 3. Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, Điện Kremlin trước đó đã cam kết giảm sản lượng dầu thô tới 500.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm nay, với mục đích trả đũa các hạn chế thương mại của phương Tây và mức trần giá dầu do G7 áp đặt.

Cụ thể, theo Phó thủ tướng Nga Alexander Novak, nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô dựa trên mức sản lượng 10,1 triệu thùng/ngày của tháng 2.

Được biết, các nhà sản xuất Nga đã bơm trung bình 1,285 triệu tấn dầu thô mỗi ngày trong tháng 3, tương đương 9,4 triệu thùng/ngày. Như vậy, so với sản lượng 10,1 triệu thùng của tháng 2 thì con số này đã giảm khoảng 700.000. Nếu tính cả khí ngưng tụ, sản lượng dầu của Nga đã giảm 740.000 thùng/ngày.

Sau khi xung đột với Ukraine nổ ra, Nga hạn chế công bố các số liệu liên quan đến ngành dầu. Vì vậy, các nhà quan sát đã phải theo dõi hoạt động xuất khẩu trên biển và sản lượng chế biến của các nhà máy lọc dầu ở nước này để tính sản lượng hàng tháng.

Tuy nhiên, các ước tính và dữ liệu từ Bloomberg lại cho thấy sản lượng dầu Nga tháng trước không suy giảm như những gì chính nước này phủ công bố. Theo thông tin phân tích dựa trên dữ liệu ngành và theo dõi tàu quốc gia, tải lượng dầu thô trung bình trong tháng 3 của Nga vẫn cao nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi các nhà máy lọc dầu giữ sản lượng gần như không đổi.

Kể từ sau xung đột địa chính trị với Ukraine, Nga phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt. Năm ngoái, nước này thu về hơn 154 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã giảm dần trong năm nay, khi doanh thu tháng 2 là 11,6 tỷ USD, giảm 2,7 tỷ USD so với tháng 1. Theo Bộ tài chính Nga, doanh thu từ việc bán dầu của Moscow triong tháng 2 chỉ bằng 45% cùng kỳ năm ngoái.

Trong tuần qua, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã bất ngờ quyết định cắt giảm sản lượng kể từ tháng 5 đến hết năm nay, nâng tổng mức cắt giảm lên hơn 1,6 triệu thùng/ngày. Quyết định này đã thúc đẩy giá dầu tăng vọt và tạo tiền đề để quay trở lại mức 100 USD/thùng.

Hệ thống tiền tệ quốc tế do USD thống trị đã rạn nứt?

Trung Quốc đang tận dụng các lợi thế thương mại để thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của nước này trong giao dịch với các đối tác lớn, nhằm xóa bỏ vị trí "thống trị" của đồng USD.

16 cổ phiếu dầu khí có khả năng tăng tới 180%

Theo các chuyên gia tại Bank of America, khi OPEC+ thắt chặt nguồn cung, giá dầu sẽ leo cao và cổ phiếu của các kho dự trữ trong ngành cũng sẽ tăng theo.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm