Hôm 6/7, Nga đưa ra quyết định trên trong bối cảnh Trung Quốc và Mông Cổ đang ghi nhận nhiều ca nhiễm bệnh dịch hạch có nguồn gốc từ động vật hoang dã, theo The Guardian.
Trước đó một ngày, chính quyền thành phố Bayan Nur thuộc khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) đã phát cảnh báo sau khi ghi nhận một ca nhiễm dịch hạch.
Nga đang tăng cường tuần tra để ngăn chặn hoạt động săn bắn sóc marmot tại khu vực biên giới. Ảnh: National Geographic. |
Cụ thể, khu tự trị Nội Mông đã cấm săn bắn và ăn thịt các loài động vật gặm nhấm lớn, yêu cầu người dân phải báo cáo nếu phát hiện trường hợp nghi nhiễm hoặc phát hiện sóc marmot bị bệnh và đã chết.
Hồi tuần trước, Mông Cổ cũng ghi nhận 2 trường hợp nhiễm bệnh dịch hạch do ăn thịt sóc marmot ở tỉnh Khovd. Theo tờ Moscow Times, Mông Cổ đã cách ly khu vực phía Tây có cùng biên giới với Nga.
Cụ thể, Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm từ động vật của Mông Cổ (NCZD) đã cách ly thủ phủ và một huyện của tỉnh Khovd, nằm cách Nga khoảng 500 km về phía Nam.
Giới chức vùng Altai của Nga, tiếp giáp với Mông Cổ, Kazakhstan và Trung Quốc, đang tuần tra trong khu vực để đảm bảo lệnh cấm săn bắn được thực thi. Chính quyền Altai cũng tích cực truyền thông để cảnh báo người dân về dịch hạch.
Dịch hạch còn được gọi là “Cái chết đen” trong thời Trung cổ. Ảnh: Moscow Times. |
Dịch hạch, hay còn gọi là “Cái chết đen” trong thời Trung cổ, là một bệnh có khả năng truyền nhiễm và tỉ lệ tử vong cao. Virus dịch hạch thường lây nhiễm sang cơ thể người từ các loài động vật gặm nhấm.