Việc nhà được gọi tên là công việc chăm sóc không lương (CVCSKL) - khái niệm khá phổ biến trên thế giới nhưng ít được biết ở Việt Nam. Công việc này bao gồm việc nhà và việc tự nguyện vì cộng đồng. Việc nhà nhắc đến bên trên bao gồm dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc, đưa đón con cái... Dưới đây là góc nhìn từ chính các chuyên gia thực hiện khảo sát về công việc chăm sóc không lương tại Việt Nam.
Thấy gì từ khảo sát công việc chăm sóc không lương?
Tuy khá lạ lẫm tại Việt Nam, nhưng trên thế giới CVCSKL không phải là một chủ đề mới. Có nhiều nghiên cứu được các tổ chức quốc tế UNDP, OECD, World Bank… thực hiện. Kết quả, CVCSKLchiếm tới 40% GDP của Thụy Sỹ, 63% ở Ấn Độ và 40% tại bang Masachusetts (Mỹ).
Hướng từ tầm nhìn thế giới đến Việt Nam, bà Hoàng Phương Thảo (Trưởng đại diện ActionAid Việt Nam) chia sẻ lý do thực hiện khảo sát này: “Tại nước ta, CVCSKL thường được coi là việc đương nhiên của phụ nữ. Nếu không được chia sẻ và công nhận, ngày càng nhiều phụ nữ sẽ lâm vào nghèo đói do có ít (không có) thời gian để chăm sóc bản thân, ít cơ hội đi làm được trả lương hay học tập. ActionAid nhận thấy phải đưa ra giải pháp cho vấn đề này, giải quyết bất bình đẳng từ chính mỗi gia đình, qua những CVCSKL”.
Những con số thống kê khiến nhiều người “giật mình”. |
Là người đưa ra khái niệm về CVCSKL, bà Đàm Thị Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ cho biết: “Phụ nữ - phái yếu - lẽ ra cần được chăm sóc, tuy nhiên họ lại là người đảm nhận CVCSKL. Tham gia nhiều vào công việc không lương, phụ nữ bị hạn chế các cơ hội phát triển. Như ‘dòng chảy không đối xứng’, hậu quả là người có vị trí kinh tế xã hội thấp hơn chăm sóc người có vị trí xã hội cao hơn”.
Đồng quan điểm với bà Kim Anh, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: “Việc bình đẳng giới là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đo lường được sự cân bằng thời gian làm việc nhà giữa nam và nữ. Nghiên cứu này sẽ giúp cho Bộ Lao động có thêm những kết quả về việc thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới trong gia đình”.
Điểm đặc biệt của khảo sát chính là dùng các con số thống kê từ những người trong cuộc. ActionAid Việt Nam đã tổ chức các buổi tập huấn cho những phụ nữ đang làmCVCSKL mỗi ngày cách sử dụng nhật ký, ghi chép lại thời gian họ dành cho những việc đó.
Các thông tin này được ghi chép đều đặn và thường xuyên trong một khoảng thời gian dài, liên tục. Khảo sát gồm 3 đợt nghiên cứu từ tháng 1/2016 đến hết tháng 7/2017 trên 9 địa bàn của Việt Nam. Các điểm khảo sát bao gồm cả khu vực nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng và ven biển. Các mẫu được sử dụng trong báo cáo là các mẫu tham gia đầy đủ cả ba lần nghiên cứu và đảm bảo tính đại diện vùng miền, các thành phần dân tộc và địa lý.
Bà Phương Thảo cho biết, khó khăn nhất khi thực hiện nghiên cứu đó là phải làm sao đảm bảo nhật ký thời gian sẽ được mọi thành viên tham gia nghiên cứu ghi chép đầy đủ và thường xuyên (hàng ngày). Công tác giám sát tại hiện trường để đảm bảo chất lượng nghiên cứu cũng là một bài toán khó khi nhiều thành viên tham gia nghiên cứu chưa sõi tiếng Kinh.
Sử dụng phương pháp nhật ký thời gian, CVCSKL đã được định lượng với những con số cụ thể. Mỗi ngày, trung bình phụ nữ Việt Nam dành 5 giờ cho các CVCSKL, nhiều hơn nam giới 2,5-3 giờ, ước tính đóng góp hơn 20% trong tổng GDP của Việt Nam năm 2015. Ở những cộng đồng đặc biệt, phụ nữ phải mất nhiều thời gian hơn, trung bình 9 giờ mỗi ngày để làm CVCSKL.
Để khảo sát không chỉ dừng lại ở những con số
Bà Hoàng Phương Thảo bày tỏ: “Khi ActionAid công bố báo cáo đầu tiên vào tháng 9/2016, không chỉ tôi mà khá nhiều người cảm thấy bất ngờ. Tôi cũng làm CVCSKL như những người khác nhưng thực sự chưa bao giờ nghĩ rằng số thời gian lại nhiều như vậy”.
Theo bà Phương Thảo, nguyên nhân của sự phân bổ CVCSKL không công bằng nói riêng, và bất bình đẳng giới nói chung là tâm lý trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào nhận thức của xã hội. Nhưng nghiên cứu cũng chứng minh rằng thái độ ấy có thể thay đổi được thông qua truyền thông, nâng cao nhận thức cho các thành viên gia đình, cộng đồng và bản thân người phụ nữ. Khi hiểu rõ, công nhận, họ sẽ biết cách giảm thiểu và phân bổ những gánh nặng này.
“Hiểu để yêu thương” được phát động để thay đổi nhận thức của xã hội về nghĩa vụ việc nhà. |
Không chỉ dừng lại ở việc tung ra một báo cáo, tổ chức thực hiện khảo sát đã phối hợp với nhiều đơn vị để truyền đi thông điệp ý nghĩa này. Đơn cử như “Hiểu để yêu thương” - một chiến dịch đầy nhăn văn của Neptune khời động vào dịp cuối năm 2017. Với mục đích thay đổi nhận thức về việc nhà, chiến dịch đã dấy lên một làn sóng dư luận đa chiều từ cộng đồng mạng.
Nhận xét về chiến dịch của Neptune, bà Phương Thảo nói: “Chúng tôi đánh giá cao thông điệp ‘Hiểu để yêu thương’ của Neptune. Chiến dịch cần được lan tỏa để thông điệp chia sẻ CVCSKL với phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi, mà sẽ tiến tới thay đổi nhận thức, hành động và chính sách dành cho phụ nữ. Khi ấy những đóng góp thầm lặng của họ qua CVCSKL sẽ được ghi nhận, quyền phụ nữ và bình đằng giới sẽ được đảm bảo hơn.”
Cũng là người đồng hành với chiến dịch, bà Đàm Thị Kim Anh phát biểu: “Tôi đã xem kỹ các clip của chiến dịch, thấy nhiều thông tin bổ ích và thông điệp ý nghĩa. Chiến dịch này cần được phát động rộng rãi, cần được chia sẻ thông tin rộng trong cộng đồng đặc biệt là đối tượng thanh niên ở độ tuổi tiền hôn nhân”.
Một trong những đối tượng cụ thể sau khi tham gia chiến dịch đã có sự thay đổi tích cực là bác Nguyễn Văn Đáng, 60 tuổi, phường Phúc Lợi, Hà Nội. Từ năm 2014, bác Đáng đã tham gia nhiều dự án do ActionAid Việt Nam thực hiện. Sau các khóa đào tạo, bác hiểu rõ hơn về những hy sinh thầm lặng của người mẹ, người vợ với bao công việc chăm sóc không tên. Từ đó, bác chủ động chia sẻ việc nhà để vợ có thời gian chăm sóc bản thân. Bác Đáng còn tuyên truyền để con trai và nhiều nam giới tại tổ dân phố hiểu về CVCSKL và quyền phụ nữ qua các bài thơ, vở kịch.
Bác Nguyễn Văn Đáng thường xuyên phụ giúp vợ trong các công việc gia đình. |
Cũng như bác Đáng, sau khi tham gia khảo sát, anh Vương Minh Hồng (58 tuổi, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) đã có nhiều thay đổi trong tư tưởng về nghĩa vụ làm việc nhà. Nhận ra rằng vợ phải làm quá nhiều việc, anh đã chú ý, quan tâm và chia sẻ việc nhà nhiều hơn với vợ.
“Tôi giật mình khi thấy phụ nữ phải làm việc nhà 5 tiếng, thậm chí là hơn như vậy mỗi ngày. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều, nhờ phương tiện thông tin đại chúng, chỉ còn khoảng 30-40% phụ nữ phải vất vả như vậy, còn lại đã có nhiều thời gian hơn chăm sóc bản thân. Riêng với gia đình tôi, sau khi đồng hành cùng Neptune, 2 vợ chồng đã gắn bó, nương tựa nhau nhiều hơn. Mọi thành viên trong gia đình cũng đã quan tâm và chia sẻ với vợ, với mẹ về việc nhà nhiều hơn”, anh Hồng nói thêm.