Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nelson Mandela và con đường hàn gắn đất nước bằng thể thao

Chính Nelson Mandela là người có công đưa World Cup 2010 đến với Nam Phi. Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Phi được đứng ra đăng cai tổ chức giải bóng đá hoành tráng nhất hành tinh.

Khi sinh thời, cựu tổng thống Nelson Mandela rất yêu thể thao. Ông thích chạy bộ để rèn luyện sức khỏe và từng là một tay đấm bốc có hạng.

Những ngày tháng bị giam cầm, thú vui lớn nhất của Mandela là được quan sát các bạn tù chơi bóng qua thanh song sắt nhà lao. Chính trong những trận đấu ấy, ông đã nhìn ra được công cụ giúp hàn gắn đất nước sau này -  đó chính là thể thao. 

Hình ảnh tổng thống Mandela ăn mừng khi Nam Phi vô địch bóng bầu dục thế giới năm 1995.

“Thể thao có sức mạnh thay đổi, hàn gắn thế giới một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất. Thể thao thắp lên hy vọng tại chính nơi mà tưởng chừng chỉ có tuyệt vọng” - Mandela nhiều lần nhấn mạnh trong các bài diễn văn về sức mạnh của thể thao.

Chính tình yêu bất tận trọng con người nhỏ bé ấy đã thổi bùng ngọn lửa đam mê thể thao trong mỗi con người Nam Phi. Cũng chính ông, một mình tìm đủ mọi cách để đưa những ngày hội thể thao lớn về với đất nước mình.

Ông đại diện cho đất nước Nam Phi đứng ra vận động quyền đăng cai Thế vận hội năm 2004, rồi World Cup 2006. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Mandela đều thất bại khi thế giới vẫn nhìn nhận Nam Phi chưa xứng tầm để tổ chức những ngày hội thể thao mang tầm vóc quốc tế như thế. Một thực tế là Nam Phi còn quá nghèo và nhiều bất ổn.

Không vì thế mà Nelson Mandela chấp nhận bỏ cuộc. Ông vẫn kiên trì, miệt mài đấu tranh để đem về “trái ngọt” cho đất nước. Để rồi FIFA ngã lòng trước bài diễn văn bất hủ “thể thao làm thay đổi thế giới” của Mandela năm 2004 và cho đất nước này một cơ hội đăng cai World Cup 2010.

Nelson Mandela vỡ òa hạnh phúc trong giây phút Nam Phi được đăng cai tổ chức World Cup.

Trong giờ phút ấy, người cha bé nhỏ của đất nước Nam Phi giơ cao chiếc cúp vô địch World Cup. Hạnh phúc chênh vênh giữa gianh giới cười và khóc. Cảm xúc lúc ấy của Mandela, tất cả người dân Nam Phi đều thấu hiểu.

Giấc mơ đăng cai World Cup đi kèm với hàng loạt những thách thức về việc cải tạo cơ sở vật chất, cầu đường và bình ổn tình hình an ninh đất nước. Cùng Mandela, đất nước Nam Phi cuối cùng đã hoàn thành tốt xứ mệnh nước chủ nhà World Cup 2014. Đây là quốc gia châu Phi đầu tiên được đứng ra đăng cai tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. 

Tổng thống Nam Phi đại diện Webb Ellis trao cúp cho đội trưởng rugby Nam Phi Francois Pienaar sau giải đấu thành công rực rỡ.

Ngoài ra, ông cũng là người góp công không nhỏ để đưa nhiều giải đấu thế giới đến Nam Phi như Giải vô địch bóng bầu dục năm 1995, giải cricket năm 2003 và CAN năm 1996. Năm 1995, Nam Phi lên ngôi vô địch Giải bóng bầu dục Quốc tế với động lực rất lớn từ CĐV nhiệt tình nhất - Nelson Mandela. Hình ảnh Tổng thống Nam Phi đại diện Webb Ellis trao cúp cho đội trưởng rugby Nam Phi Francois Pienaar là một hình ảnh thể thao đáng tự hào nhất trong lòng người dân Nam Phi.

Nelson Mandela cũng được xem là người có tầm ảnh hưởng lớn tới nhiều ngôi sao thể thao lớn trên thế giới như “vua bóng đá” Pele, David Beckham, Lucas Radeb, Gullit,…

"Vĩ nhân" trong thân hình người đàn ông bé nhỏ đã nằm xuống nhưng tình yêu cũng như những di sản tinh thần mà ông để lại mãi trường tổn. Nelson Mandela mãi mãi là biểu tượng cho tranh đấu, cho tự do và cho tinh thần thể thao bất diệt.

Lam Anh

Bạn có thể quan tâm