Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NASA phát triển động cơ hạt nhân để lên Hỏa tinh nhanh hơn

Tên lửa và tàu vũ trụ dùng năng lượng hạt nhân có thể rút ngắn thời gian di chuyển từ Trái Đất đến Hỏa tinh, không còn mất 7 tháng như hiện nay.

Ảnh minh họa tàu vũ trụ DRACO với động cơ được đẩy bằng năng lượng hạt nhân. Ảnh: DARPA.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang hợp tác với Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc để phát triển tên lửa dùng năng lượng nhiệt hạch (thermonuclear propulsion), giúp những chuyến đi trong không gian trở nên nhanh và an toàn hơn.

"Với sự trợ giúp của công nghệ mới, phi hành gia có thể di chuyển trong không gian nhanh hơn bao giờ hết. Đây là yếu tố quan trọng nhằm chuẩn bị cho sứ mệnh đưa phi hành gia lên Hỏa tinh", Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết.

Theo Washington Post, dự án xây dựng tên lửa dùng công nghệ năng lượng nhiệt hạch đã được DARPA lên kế hoạch từ năm 2021. Lúc đó, các công ty hợp tác với cơ quan trong giai đoạn đầu gồm General Atomics, Lockheed Martin và Blue Origin - công ty vũ trụ do tỷ phú Jeff Bezos thành lập.

Tên lửa với năng lượng nhiệt hạch sẽ sử dụng lò phản ứng hạt nhân để đốt nhiên liệu lên nhiệt độ cực cao, trước khi phun chúng qua vòi năng lượng để tạo ra lực đẩy.

DARPA cho biết khả năng di chuyển với tốc độ cao "là nguyên lý cốt lõi trong các hoạt động hiện đại" của Bộ Quốc phòng Mỹ trên đất liền, biển và không gian. Các hệ thống đẩy truyền thống đòi hỏi đốt nhiều nhiên liệu nhưng hiệu quả kém.

Dự án hợp tác giữa NASA và DARPA có tên Trình diễn Tên lửa cho Hoạt động Agile Cislunar (DRACO). Cơ quan vũ trụ sẽ chịu trách nhiệm phát triển động cơ nhiệt hạch, trong khi DARPA xây dựng tàu vũ trụ thử nghiệm, được đẩy bởi động cơ hạt nhân.

Các cơ quan đặt mục tiêu trình diễn công nghệ bằng chuyến bay lên vũ trụ vào năm 2027.

NASA cũng đang hợp tác với Bộ Năng lượng Mỹ để phát triển nhà máy điện hạt nhân, có thể xây dựng trên Mặt Trăng và cả Hỏa tinh. "Hành tinh đỏ" là mục tiêu được NASA hướng đến suốt nhiều năm.

Một trong những trở ngại của các sứ mệnh Hỏa tinh là khoảng cách. Tory Bruno, CEO United Launch Alliance cho biết ngay cả khi chọn điểm gần nhất, tàu vũ trụ cần di chuyển quãng đường hơn 480 triệu km để đi từ Trái Đất đến Hỏa tinh.

Ten lua hat nhan NASA anh 1

Ảnh minh họa nguồn năng lượng hạt nhân trong không gian, thuộc Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược của Mỹ năm 1985. Ảnh: AP.

Với công nghệ đẩy hiện nay, tàu vũ trụ cần khoảng 7 tháng để đến Hỏa tinh. Không chỉ ảnh hưởng tâm lý, khoảng cách lớn và bức xạ cao của "hành tinh đỏ" gây nguy hiểm cho phi hành gia.

Theo Bruno, thời gian di chuyển từ Trái Đất đến Hỏa tinh có thể được rút ngắn nhờ hệ thống đẩy mới, và năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng.

"Rõ ràng thời gian hoàn tất chuyến đi từ Trái Đất đến Hỏa tinh càng nhanh càng tốt. Điều đó yêu cầu phát triển công nghệ động cơ đẩy hiệu quả hơn, có thể giảm ít nhất 50% thời gian di chuyển, giúp chuyến đi an toàn và tiết kiệm không gian cho thiết bị nghiên cứu", Bruno cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn, Bruno nhấn mạnh công nghệ đẩy mới sẽ phục vụ việc vận chuyển hàng hóa trong không gian. Năng lượng hạt nhân còn giúp các vệ tinh di chuyển linh hoạt, tránh những cuộc tấn công bất ngờ.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Tàu của NASA chụp được ‘mặt gấu’ trên Hỏa tinh

Không có gấu trên Hỏa tinh, nhưng có một địa hình bề mặt trông giống khuôn mặt một con gấu.

NASA ghi lại hình ảnh hố đen ‘ăn thịt’ một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Phát hiện hành tinh có thể sống được giống Trái Đất

Tàu thám hiểm của NASA đã phát hiện ra một hành tinh có kích thước bằng Trái Đất quay quanh một ngôi sao nhỏ, cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm