Nắng xuân kéo người Mỹ, châu Âu ra đường sau nhiều tuần phong tỏa
Chủ nhật, 3/5/2020 07:08 (GMT+7)
07:08 3/5/2020
Tiết xuân tươi đẹp cùng với sự bí bách sau nhiều tuần ở nhà vì dịch bệnh đã thúc đẩy người dân ra đường ở cả Mỹ và châu Âu, giữa lúc các biện pháp hạn chế đã bắt đầu được nới lỏng.
Người dân ở Mỹ và châu Âu đã ra đường tận hưởng nắng xuân ấm áp sau nhiều tuần buộc phải ở nhà "cách ly" vì đại dịch virus corona. Trong ảnh là Tượng đài Washington và khu National Mall nhìn từ Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington của Mỹ hôm 2/5.
Người dân vẫn đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, từ hội chợ ở New York đến bãi biển ở phía nam nước Mỹ. Trong ảnh, người dân đi mua sắm tại hội chợ nông sản Union Square Green Market ở New York hôm 2/5.
Người dân đổ ra công viên Domino ở New York. Ảnh: New York Times.
New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh tại Mỹ. Giữa lúc nhiều người ra đường vì tiết trời ấm áp, cảnh sát đã điều động 1.000 sĩ quan để giám sát việc giãn cách xã hội và tránh tụ tập đông người nơi công cộng. Trong ảnh, người mua sắm đứng cách nhau theo quy định khi xếp hàng tại chợ nông sản Grand Army Plaza ở New York hôm 2/5.
Biệt đội Blue Angels của Hải quân Mỹ và biệt đội Thunderbirds của Không quân Mỹ bay diễu hành trên bầu trời các thành phố Atlanta, Baltimore và Washington để vinh danh các nhân viên y tế. Sự kiện khiến nhiều người đổ ra đường quan sát với sự phấn khích.
Bang New Jersey của Mỹ đã mở cửa trở lại các công viên công cộng hôm 2/5. Do giới hạn lượng xe vào bãi đổ chỉ xuống còn 50%, nhiều công viên đã buộc phải yêu cầu người dân quay về.
Một nhà hàng ở Houston, Mỹ, mở cửa trở lại với sự giới hạn số lượng thực khách hôm 1/5. Lệnh ở nhà tại bang Texas đã hết hiệu lực và chính quyền đã nới lỏng hạn chế đối với nhiều cơ sở kinh doanh.
Người bán hàng ngồi chờ khách tại một chợ nông sản ở Kansas. Chợ này đã chuyển địa điểm tổ chức từ khu nhà mọi khi đến một bãi đỗ xe rộng hơn để thực hiện "giãn cách xã hội" và cho phép người dân mua hàng khi vẫn ngồi trong xe của họ.
Người dân tập thể dục trong công viên Madrid Rio ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha hôm 2/5. Đây là ngày đầu tiên người dân Tây Ban Nha được phép ra ngoài tập luyện trong 7 tuần từ khi lệnh phong tỏa được áp dụng.
Tây Ban Nha là nước có số người nhiễm virus nhiều nhất châu Âu và thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lắng xuống những ngày gần đây.
Tại Barcelona, người dân đã kéo đến các địa điểm ven biển để dạo chơi dù các bãi biển vẫn bị cấm hoạt động.
Việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ khiến tổ chức này mất nguồn tài trợ lớn nhất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như đại dịch COVID-19.
"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lượng được", Tổng thống José Raúl Mulino lên tiếng sau tuyên bố "đòi lại" Kênh đào Panama của ông Trump.