Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

‘Năng khiếu chỉ chiếm 20% thành công trong ngành sáng tạo’

Từng làm nhiều dự án cho các nhãn hàng lớn với 3 vị trí product stylist, set design và art director, theo Hạ Chi, năng khiếu chỉ quyết định 20-30% thành công trong ngành sáng tạo.

Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, thử sức nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau, cuối cùng Chie Chie (tên thật: Lê Thanh Hạ Chi) dừng lại với product stylist (người sắp xếp bố cục, giúp sản phẩm nổi bật hơn). “Tôi đam mê những điều tỉ mỉ, xinh đẹp, đặc biệt là sự sắp xếp, đặt để từ chính đôi tay mình”, Chie Chie chia sẻ lý do gắn bó công việc này.

Bắt đầu từ sở thích và đam mê

Làm tốt cả 3 công việc product stylist, art director và set design, ít ai biết Chie Chie là người làm việc trái ngành. Bắt đầu từ sở thích và đam mê, mỗi người sẽ dần nhận ra sự phù hợp, khả năng phát triển và tiềm năng của bản thân. Đó là cách Chie từng bước tìm thấy “lãnh địa” của riêng mình và thành công.

Oppo anh 1

Lý tưởng “Hoàn thành tốt nhất trong khả năng để không nuối tiếc vì bỏ lỡ cơ hội, đồng thời không xấu hổ mỗi khi nhìn lại” giúp cô mạnh dạn thử sức ở nhiều lĩnh vực, không ngại phát triển và hoàn thiện bản thân.

Theo Chie, công việc của product stylist và set design khá tương đồng khi đều hiện thực hóa ý tưởng, thiết kế ban đầu thành hình ảnh hoành tráng. Điều khác biệt là công việc set design cần nhiều nhân sự hơn để hoàn thành.

Để làm tốt 2 công việc này, bạn phải đọc và hiểu bản vẽ, từ đó tính toán phương án tối ưu cũng như dự trù chi phí thực hiện kèm ưu - nhược điểm của từng phương án.

Trong khi đó, công việc của art director là đảm bảo hình ảnh của dự án luôn đẹp và hay nhất trong mức độ khả thi.

Chia sẻ về quy trình sản xuất hình ảnh, Chie cho biết mọi dự án đều bắt đầu từ brief - bản mô tả các mong muốn của khách hàng về sản phẩm; sau đó đến giai đoạn tiền kỳ gồm lên ý tưởng, phác thảo bản vẽ, chuẩn bị đạo cụ, phương án thực hiện (quay video, chụp ảnh hay thiết kế 3D…); cuối cùng là giai đoạn hậu kỳ, chỉnh sửa để ra sản phẩm hoàn thiện.

“Dù ở vị trí nào, tinh thần teamwork, sự thấu hiểu, hỗ trợ lẫn nhau vẫn là yếu tố tiên quyết làm nên thành công của cả dự án”.

Theo Chie, vị trí nào cũng có khó khăn riêng. Tuy nhiên, giai đoạn tiền kỳ mất nhiều thời gian và công sức nhất với những ai làm stylist product hay set design. Lúc này, bạn phải lên ý tưởng, tìm đạo cụ, mọi thứ ở tiền kỳ phải thật sự chỉn chu, sẵn sàng thì quá trình thực hiện mới suôn sẻ.

Sau 5 năm làm việc trong ngành sáng tạo, Chie đánh giá năng khiếu chỉ chiếm 20-30% thành công. “Cần cù bù thông minh, thái độ hơn trình độ, sự ham học hỏi, cầu tiến, chăm chỉ, kinh nghiệm và thái độ làm việc sẽ quyết định bạn là ai trong lĩnh vực này”, cô nàng chia sẻ.

Tìm cảm hứng từ những điều nhỏ nhất

Tuy làm việc trong môi trường đầy tính nghệ thuật, product stylist vẫn được xem là một trong những công việc “độc hại” khi không ít người phải thức liên tục 40 giờ từ khâu chuẩn bị đạo cụ đến khi kết thúc buổi chụp, chưa kể bạn có thể ngồi hàng giờ liền để xịt sơn hay biến hóa nhằm giúp đạo cụ đẹp mắt và ăn hình hơn.

Oppo anh 2

Product stylist cũng phải liên tục tìm ý tưởng mới, tạo ra câu chuyện sinh động để mỗi sản phẩm đều “có hồn” và câu chuyện riêng trong từng bộ ảnh. Vậy nên có thể nói thách thức lớn nhất của một product stylist chính là khả năng sáng tạo.

Với Chie Chie, sáng tạo là thách thức nhưng cũng là điều cô luôn cảm thấy thú vị. Làm sao để dự án sau mới mẻ hơn dự án trước luôn là mục tiêu mà cô muốn chinh phục.

Để tìm cảm hứng và ý tưởng cho mỗi dự án, cô xây dựng thói quen dung nạp hình ảnh đẹp mỗi ngày từ phim ảnh, MV, thậm chí từ các dự án của anh chị, đồng nghiệp trong ngành. “Tôi tìm kiếm niềm vui trong công việc từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chỉ khi bản thân thoải mái và yêu thích công việc, bạn mới thật sự sáng tạo được”, Chie nói.

Theo đó, ban đêm là thời điểm cô dễ tìm thấy cảm hứng sáng tạo hơn cả. Cụ thể, hầu hết thời gian trong ngày cô dành cho các buổi chụp ảnh, làm việc trong studio. Buổi tối là thời gian cô tận hưởng “me time” như chăm sóc vườn cây, xem phim… cũng như tham khảo concept mới từ nước ngoài, tìm ý tưởng cho dự án mới.

Quay vlog cũng là cách để Chie tìm kiếm cảm hứng sáng tạo. Cô có thói quen quay lại những công việc thường nhật hoặc những trải nghiệm thú vị trong các chuyến đi. Điều này không chỉ giúp Chie lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn giúp cô khám phá thêm nhiều góc máy thú vị.

'Làm sáng tạo phải tìm cảm hứng từ những điều nhỏ nhất' “Tôi tìm kiếm niềm vui trong công việc từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chỉ khi bản thân thoải mái và yêu thích công việc, bạn mới thật sự sáng tạo được”, Hạ Chi nói.

Chie cho biết là người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, yêu thích du lịch, thường xuyên di chuyển và làm vlog, smartphone gần như là vật bất ly thân của mình. Đây không chỉ không chỉ là phương tiện liên lạc, kết nối, chụp ảnh, quay video, mà còn là công cụ để làm việc, giải trí, mua sắm online…

Để đáp ứng nhu cầu công việc và quay vlog, cô thường ưu tiên những model có màn hình to, cấu hình mạnh, thời lượng pin lâu, bộ nhớ lớn cùng hệ thống camera chuyên nghiệp như Oppo Find X5 Pro.

Cụ thể, màn hình Find X5 Pro có độ phân giải 2K+ (1440 x 3216 Pixels), kích thước 6,7 inch, tần số quét 120 Hz, độ sáng tối đa 1.300 nit, hỗ trợ 10 bit màu, mang đến trải nghiệm hình ảnh sắc nét, sáng rõ và mượt mà với tất cả nội dung trên máy. Bên cạnh đó, với 2 chipset xử lý hình ảnh gồm ISP từ Snapdragon 8 Gen 1 và NPU MariSilicon X độc quyền, máy có tốc độ chụp, khả năng đo sáng và cân bằng màu sắc hàng đầu trong phân khúc.

Khả năng chụp ảnh và quay video đêm 4K là những tính năng ấn tượng nhất trên Find X5 Pro. Nhờ bộ xử lý riêng, ảnh chụp đêm cho độ sáng, chi tiết cao mà không mất thời gian chờ để ghép ảnh. Trong khi đó, máy có thể quay video 4K với khung hình nhiều chi tiết và ổn định cả trong môi trường thiếu sáng.

Bên cạnh đó, Chie đánh giá camera trên Find X5 Pro có thể thực hiện những bộ ảnh chuyên nghiệp hoặc thiếu sáng mà vẫn đảm bảo hình ảnh giàu chi tiết.

“Để thực hiện những bộ ảnh chuyên nghiệp, smartphone cần trang bị hệ thống camera chuẩn bao gồm cảm biến tốt, nhiều điểm ảnh, ống kính chất lượng, công nghệ lấy nét và ổn định hình ảnh tối ưu, thuật toán xử lý hình ảnh nhanh. Cùng với đó là màn hình có độ phân giải cao, khả năng hiển thị màu sắc chính xác. Oppo Find X5 Pro là một trong số ít model đáp ứng hầu hết tiêu chuẩn này”, Chie nói thêm.

Với NPU hình ảnh tự phát triển MariSilicon X, Find X5 Pro mang đến chất lượng hình ảnh tiệm cận tiêu chuẩn của máy ảnh DRSL, cho thấy sự vô hạn của nhiếp ảnh di động, từ đó mang đến những trải nghiệm hình ảnh hoàn thiện hơn. Điều này lần nữa chứng minh khi nhiếp ảnh điện toán trở thành tương lai của công nghệ camera smartphone, khoảng cách giữa nhiếp ảnh di động và DSLR không còn là vấn đề.

Oppo anh 7

Giang Ngân Nhi - Hà Mỹ Giang

Ảnh: Phương Lâm

Bạn có thể quan tâm