Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nạn 'điện thoại sang đường' ở Tokyo

Khi đèn tín hiệu chuyển từ đỏ sang xanh trên con phố ở trung tâm thương mại Shibuya, hàng trăm người đi đường dấn bước tiến lên trong lúc vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại.

Người dân Nhật dán mắt vào điện thoại khi qua đường.

Tetsuya Yamamoto, làm việc tại Sở cứu hỏa Tokyo, cho biết: "Các sự cố liên quan đến người đi bộ hay xe đạp chiếm đến 41% số vụ tai nạn có liên quan đến điện thoại. Nếu mọi người tiếp tục đi lại trong khi nhìn vào điện thoại, tôi nghĩ chúng ta sẽ ghi nhận thêm nhiều vụ tai nạn khác".

Theo Sở cứu hỏa Tokyo, cơ quan quản lý xe cứu thương ở khu đô thị Tokyo, từ năm 2010 đến 2013 có 122 người phải vào bệnh viện cấp cứu sau những vụ tai nạn do sử dụng điện thoại gây ra.

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề vượt xa những tình huống tưởng chừng khôi hài như đâm vào cột đèn hay giẫm phải vật nuôi, đặc biệt có trường hợp một người đàn ông trung niên đã bỏ mạng sau khi vô ý đi vào nơi giao nhau với đường ray trong khi đang sử dụng điện thoại.

Hiện nay, hơn một nửa dân số Nhật Bản, trong đó có trẻ em, những người chủ yếu đi bộ đến trường, sở hữu điện thoại thông minh và con số này đang tăng lên một cách nhanh chóng. Theo nghiên cứu của hãng di động Nhật Bản NTT Docomo, vùng quan sát của mắt người đi đường giảm xuống còn 5% trong khi nhìn vào điện thoại so với lúc chỉ quan sát đường đi và điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.

Mặc dù trong nhiều trường hợp, người đi đường vẫn có thể xoay xở để tránh va vấp vào người khác trong lúc mải miết chơi điện tử hay bận rộn nhắn tin, những mô phỏng trên máy tính của NTT Docomo về khả năng va chạm có thể xảy ở khu thương mại Shibuya chỉ ra một kết quả đáng báo động.

Với trung bình khoảng 1.500 người cùng băng qua giao lộ trong lúc sử dụng điện thoại ở bất kì thời điểm nào trong ngày, sẽ có 446 vụ va chạm, 103 vụ vấp ngã và 21 vụ rơi điện thoại. Chỉ khoảng một phần ba số người băng qua đường mà không gặp phải sự cố gì.

Trong đó, số liệu 82 trên 103 người dù vấp ngã vẫn cố bám lấy điện thoại đã nói lên bản chất của vấn đề. Theo thông tin của truyền thông Nhật Bản, khoảng một nửa số nạn nhân thiệt mạng sau một vụ phun trào núi lửa cách đây không lâu được phát hiện đang nắm chặt điện thoại có hình ảnh về nham thạch và khói bụi. Theo phân tích của các chuyên gia, điểm chết người trong câu chuyện là việc các nạn nhân nghĩ rằng việc cho bạn bè trên mạng xã hội thấy được chuyện gì đang xảy ra quan trọng hơn việc cứu lấy chính mạng sống của họ.

Thực trạng "điện thoại sang đường" không chỉ diễn ra ở thủ đô của Nhật Bản mà đã trở thành hiểm họa của thế kỉ 21. Những thành phố lớn khác trên thế giới như London, New York hay Hong Kong đang biến thành những điểm nóng nguy hiểm với việc số người "nghiện" điện thoại ngày càng tăng.

Chính quyền Tokyo đã có những biển báo công cộng kêu gọi người dân rời mắt khỏi điện thoại khi đi đường cũng như phát triển một số ứng dụng trên di động để khắc phục vấn đề này. Tại một công viên giải trí của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, vỉa hè đã được chia thành hai làn: một làn có gắn biển "cấm điện thoại di động" và làn khác có biển cảnh báo "sử dụng điện thoại di động hạn chế, tự chịu mọi hậu quả".

Trong khi đó, người sử dụng mạng lưới tàu điện ngầm ở Hong Kong được nghe nhắc nhở không dùng điện thoại di động khi chuẩn bị đi vào thang máy bằng tiếng Quảng Đông, tiếng phổ thông và tiếng Anh...

Mốt rời xa điện thoại di động của giới trẻ Mỹ

Trào lưu rời xa điện thoại di động dần trở nên phổ biến ở Mỹ, khi giới trẻ ý thức được việc sử dụng những "chú dế" mọi lúc mọi nơi đe dọa làm mất đi sự gắn bó thực tế.

http://thegioi.baotintuc.vn/nhin-ra-the-gioi/nan-dien-thoai-sang-duong-o-tokyo-20150211183728294.htm

Theo Minh Anh/Báo Tin tức

Bạn có thể quan tâm