Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 2195/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất cho vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015.
Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ tiếp tục quy định mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán là 4,8%/năm. Cùng với đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là 4,3%/năm.
Như vậy, mức lãi suất cho vay kể trên trong năm 2021 vẫn giữ nguyên so với năm 2019 và năm 2020.
Quyết định trên có hiệu lực kể từ 1/1/2021 và thay thế Quyết định số 2530a/QĐ-NHNN ngày 9/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội tiếp tục duy trì ở mức 4,8%/năm trong năm 2021. Ảnh: Lê Quân. |
Trước đó, Quyết định 2530a quy định, mức lãi suất cho vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán là 5%/năm và mức lãi suất cho vay ưu đãi với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là 4,5%/năm.
Liên quan tới mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội năm 2020, trước tác động của dịch bệnh Covid-19 tới thị trường bất động sản trong nước, Bộ Xây dựng đã có đề xuất thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội thông qua một số giải pháp cấp bách.
Trong đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giảm lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội từ 4,8%/năm xuống bằng 50% lãi suất bình quân các ngân hàng thương mại đang cho vay (khoảng 4%/năm). Lý do là các ngân hàng này đã giảm lãi suất cho vay để khắc phục khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề xuất 4 ngân hàng thương mại đã được Chính phủ cấp bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội triển khai ngay việc cho vay đầu tư xây dựng và cho người mua nhà vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Bộ Xây dựng sẽ xác định cụ thể danh mục các dự án nhà ở xã hội đang triển khai dở dang có thể đầu tư ngay trong năm nay để thực hiện cho vay.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý còn đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình rút gọn một số nội dung của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội như cơ chế dành quỹ đất 20%; xác định lợi nhuận định mức; hoàn trả nghĩa vụ tài chính; tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động xây dựng nhà ở xã hội...
Với người mua nhà, Bộ Xây dựng đề xuất cho phép khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vay đến hạn đến hết năm 2020; cho phép người vay mua nhà ở thương mại giãn tiến độ trả nợ vay, nợ gốc đến hết năm…