Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Năm 2014, 'Big 4' ngân hàng quốc doanh kiếm tiền thế nào?

Đến thời điểm này, ngân hàng quốc doanh là khối đầu tiên công bố kết quả kinh doanh cơ bản năm 2014. Họ tiếp tục cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn các khối còn lại.

Sớm hơn những năm trước, trong nửa đầu tháng 1/2015, lần lượt các ngân hàng thương mại nhà nước công bố lợi nhuận cơ bản năm 2014. Nhìn chung, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và ngay cả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đều có kết quả khả quan.

Sớm nhất, Vietcombank cho biết lợi nhuận trước dự phòng năm 2014 đạt 10.233 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm; sau trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.680 tỷ đồng, tăng 2,0% so với năm 2013.

Agribank có lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 3.238 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 101% kế hoạch năm 2014. Đây cũng là ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng tài sản lên tới 762.869 tỷ đồng (tăng 10,08% so với năm 2013).

Nhóm Big 4 vẫn được biết đến là những “ông lớn” có nhiều lợi thế trong cạnh tranh, từ lịch sử, về nguồn vốn, về cơ chế khách hàng (đặc biệt trong cạnh tranh cho vay)…

Nhóm Big 4 vẫn được biết đến là những “ông lớn” có nhiều lợi thế trong cạnh tranh, từ lịch sử, về nguồn vốn, về cơ chế khách hàng (đặc biệt trong cạnh tranh cho vay)…

VietinBank mới chỉ thông tin sơ bộ, bước đầu cho thấy lợi nhuận tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2011 đến nay, nhưng vẫn là ngân hàng có con số tuyệt đối lớn nhất trong hệ thống, và năm 2014 ước đạt 7.300 tỷ đồng.

Trong khi đó, BIDV là điểm nhấn đáng chú ý của khối năm qua. Lợi nhuận trước thuế tăng 14,6% so với năm 2013, đạt 6.065 tỷ đồng. Cùng với mức tăng trưởng cao nhất, BIDV đã chính thức tạo khoảng cách đáng kể so với Vietcombank về con số tuyệt đối, dù “chiến thuật” tăng cường trích lập dự phòng rất lớn của Vietcombank cũng cần để ý khi so sánh… Về quy mô, 4 ngân hàng thương mại nhà nước nói trên (“Big 4”) đạt những con số lớn về lợi nhuận, nhưng mức độ lãi như thế nào?

Kể từ sau năm 2011, thị trường chứng kiến những cú rơi về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng như tại ACB, Techcombank, Eximbank…, cũng như cả ở tình hình chung. Những tỷ lệ sinh lời cỡ trên 25%, thậm chí trên 30% trước đây đã vắng bóng. Nhóm “Big 4” cũng nằm trong xu hướng đó. Tuy nhiên, về tổng thể, họ vẫn liên tục thể hiện là khối có hiệu quả cao nhất trong hệ thống.

Thống kê bình quân, hai chỉ số về khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) và trong sử dụng vốn của cổ đông (ROE) của nhóm Big 4 đều cao hơn hẳn so với các khối còn lại, cụ thể như với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Dù về riêng lẻ, hai chỉ số này ở một vài ngân hàng cổ phần hiệu quả như MB, Sacombank vẫn tốt hơn.

Tính đến hết quý III/2014, ROE bình quân của khối ngân hàng thương mại nhà nước cao hơn hẳn so với khối cổ phần: 6,92% so với 4,64%; tương tự ROA là 0,53% so với 0,4%. Các so sánh tương ứng cả năm 2013 là 8,1% với 3,91%; 0,65% với 0,34%.

Cả năm 2014, trong khối “Big 4”, dự tính Vietcombank và BIDV có sự cải thiện về hai chỉ số trên, trong khi VietinBank tiếp tục giảm nhẹ. Ngược lại, khối cổ phần đang cho thấy sự trở lại mạnh hơn so với năm 2013. Dù vậy, khoảng cách hiệu quả giữa hai khối dự kiến sẽ vẫn khá lớn.

Một mặt, khối cổ phần vẫn có sự níu kéo từ những thành viên yếu kém và kinh doanh sa sút những năm gần đây. Mặt khác, nhóm Big 4 vẫn được biết đến là những “ông lớn” có nhiều lợi thế trong cạnh tranh, từ lịch sử, về nguồn vốn, về cơ chế khách hàng (đặc biệt trong cạnh tranh cho vay)…

Có cách biệt về hiệu quả, nhưng nhóm “Big 4” vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu truyền thống, phần lớn từ tín dụng, mà chưa thực sự đại diện cho xu hướng ngân hàng năng động và hiện đại. Đến cuối 2014, dự kiến lần đầu tiên cả khối mới chỉ có duy nhất Vietcombank tạo được cơ cấu lợi nhuận được trên 30% từ dịch vụ. Trong khi ở khối cổ phần, những thành viên năng động như ACB, Sacombank, Techcombank… đã sớm tạo được sự dịch chuyển nguồn thu này.

Sang 2015, quá trình tái cơ cấu hệ thống dự kiến sẽ tạo thay đổi lớn trong so sánh về quy mô, hiệu quả giữa hai khối trên. Ngoại trừ Agribank, các thành viên còn lại là Vietcombank, VietinBank, BIDV có thể sẽ sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, không chỉ về hiệu quả kinh doanh, cơ cấu thị phần các hoạt động cũng sẽ có thay đổi lớn.

Vì sao NHNN muốn tái cơ cấu bằng nguồn lực nội?

Có một thực tế, dù chưa ngân hàng trong nước nào thừa nhận, nhưng các ngân hàng ngoại vào Việt Nam đã âm thầm chia nhau và chiếm lĩnh thị phần.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/nam-2014-big-4-ngan-hang-quoc-doanh-kiem-tien-the-nao-20150120100939633.htm

Theo Vũ Ca/ VnEconomy

Bạn có thể quan tâm