Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu bước sang năm thứ ba và ngày càng gây sức ép lên hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: CNBC. |
GDP giảm: Tăng trưởng GDP - thước đo rộng nhất của một nền kinh tế - chậm lại ở cả Mỹ và Trung Quốc vào năm 2019. Đỉnh điểm vào đầu năm 2019, Mỹ chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 1,1%; trong khi con số này vào đầu năm 2018 là 2,5%. Trung Quốc cũng chứng khiến tình trạng giảm sút nhưng chưa quá 1%. |
Một số nhà kinh tế dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng ở cả hai quốc gia này trong năm 2020 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do những thách thức trong nước. Ảnh: Money Week. |
Khối lượng giao dịch giảm: Nhìn chung, xuất nhập khẩu giảm ở cả hai nước trong 10 tháng đầu năm 2019. Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh thương mại thế giới có xu hướng chững lại trước khi thương chiến Mỹ - Trung bùng nổ. |
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn tiếp diễn, dù đã giảm từ 344,5 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1-10/2018 xuống còn 294,5 tỷ USD vào năm 2019. Ảnh: Straits Times. |
Sản xuất suy thoái: Khu vực sản xuất của Mỹ và Trung Quốc đều suy giảm do chiến tranh thương mại. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) - chỉ số đánh giá sức khỏe của ngành sản xuất - co lại ở Trung Quốc trong năm qua, ở dưới mức 50 điểm. PMI Mỹ cũng giảm từ tháng 8. |
Doanh số bán lẻ ổn định: Tiêu dùng là điểm sáng của cả nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019 nhờ thị trường lao động ổn định. |
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo thuế trừng phạt bổ sung chính quyền Washington đánh lên hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới tiêu dùng ở Mỹ. Giá thịt lợn tăng tại Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực tới tiêu dùng nước này. Ảnh: SCMP. |
Xu thế tiền tệ: Nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định và việc giới đầu tư tìm "nơi trú ẩn an toàn" đẩy nhu cầu dự trữ USD tăng vọt, nâng giá trị đồng tiền Mỹ trong năm 2019. |
Ngược lại, chính quyền Trung Quốc hạ giá đồng NDT, khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi Bắc Kinh là "quốc gia thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định giá của đồng NDT phù hợp với thực trạng kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Forbes. |
Chứng khoán tăng mạnh: Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất và thương chiến Mỹ - Trung có dấu hiệu dịu đi đã đẩy giá cổ phiếu tại Phố Wall lên mức cao kỷ lục trong năm 2019. Chỉ số S&P 500 tăng tới 28,9%. |
Tại Trung Quốc, chỉ số chứng khoán Thượng tăng 22,3%. Ảnh: SCMP. |