Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ thử nghiệm thành công chiến đấu cơ F-16 không người lái

Bộ Quốc phòng, không quân Mỹ và hãng sản xuất máy bay Boeing vừa hoàn tất thử nghiệm loại chiến đấu cơ lừng danh F-16 phiên bản không người lái với tên gọi QF-16.

Mỹ thử nghiệm thành công chiến đấu cơ F-16 không người lái

Bộ Quốc phòng, không quân Mỹ và hãng sản xuất máy bay Boeing vừa hoàn tất thử nghiệm loại chiến đấu cơ lừng danh F-16 phiên bản không người lái với tên gọi QF-16.

>>Nguy hiểm rình rập người lái siêu cơ 'Mãnh cầm' của Mỹ
>>Bầu trời nước Mỹ sẽ ‘ngập’ máy bay không người lái
>>Mỹ lên kế hoạch chế tạo máy bay không người lái hạt nhân

Theo đó, nhà sản xuất máy bay Boeing đã cải tiến một chiếc F-16 đã nghỉ hưu để biến nó trở thành một thiết bị được điều khiển từ xa với đầy đủ tính năng của một chiếc F-16 vốn có. Chiếc máy bay được thử nghiệm đã hoàn tất yêu cầu của các chuyên gia khi bay 66 phút trên không trung với trần cao đạt 12,5km ở vận tốc Mach 2 mà không cần bất kể sự điều khiển nào của phi công trong buồng lái.

Chiến đấu cơ F-16 được sửa đổi để hoạt động mà không cần sự can thiệp của phi công trên khoang lái.

Tuy nhiên, để tránh trường hợp thiếu xót có thể xảy ra, trên buồng lái của chiếc QF-16 thử nghiệm vẫn có sự hiện diện của một phi công lão luyện, sẵn sàng giành quyền kiểm soát chiếc máy bay trong trường hợp nó mất liên lạc với mặt đất. Thử nghiệm thành công mà không cần tới sự can thiệp của phi công dự phòng đã mở ra một tương lai khá tươi sáng cho thế hệ máy bay không người lái của Mỹ cũng như giúp Boeing có thể giao 126 chiếc QF-16 cho không quân Mỹ vào năm 2014.

Kế hoạt “thay não” cho những chiếc chiến đấu cơ F-16 từng làm mưa làm gió trên các chiến trường khắp thế giới, được xúc tiến từ năm 2010. Chi phí phát triển dành cho dự án này lên tới 70 triệu USD và do Bộ Quốc phòng Mỹ chi trả. Theo đó, những bộ phận không cần thiết và thiếu phù hợp của F-16 truyền thống sẽ bị thay thế hay thậm chí là loại bỏ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của quá trình sửa đổi.

Cụ thể, hệ thống pháo 20mm Vulcan trên F-16 bị loại bỏ, cùng với những sửa đổi trong hệ thống phần mềm để máy bay có thể nhận lệnh trực tiếp từ trung tâm điều khiển dưới mặt đất. Tuy nhiên, hệ thống vũ khí của F-16 bao gồm các loại tên lửa đối đất, đối không, đối hạm và vũ khí chiến lược khác vẫn sẽ được duy trì để đảm bảo khả năng chiến đấu của máy bay.

Đặc biệt, QF-16 vẫn sẽ được thừa hưởng những đặc điểm vượt trội từ loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư như tốc độc Mach 2 (nhanh gấp 2 lần vận tốc âm thanh) cùng với sự hoạt động chính xác của các động cơ. Ngoài khả năng điều khiển từ xa, QF-16 vẫn có thể nhận lệnh trực tiếp từ phi công trong buồng lái.

Tuy không tiết lộ chi tiết cũng như cơ chế hoạt động của hệ thống vũ khí nhưng những gì mà các máy bay không người lái kích cỡ nhỏ của Mỹ đang thể hiện chắc chắn sẽ phần nào đảm bảo cho sự hoàn thiện hệ thống vũ khí trên QF-16. Trong khi đó, Boeing sẽ sản xuất 6 phiên bản QF-16 để đưa vào thử nghiệp trong tháng 10 tới nhằm tìm kiếm và khắc phục các lỗi.

Nếu QF-16 được nghiên cứu chế tạo thành công, nó sẽ mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành công nghiệp sản xuất máy bay chiến đấu trên toàn thế giới. Và trong tương lai không quá xa, máy bay chiến đấu sẽ vắng bóng các phi công trên khoang lái. Những chiến đấu cơ loại này sẽ trở thành cỗ máy chiến tranh thực sự bởi chúng chỉ hoạt động theo lệnh, tấn công chính xác các mục tiêu theo lập trình và không bị chi phối quá nhiều bởi những tác động bên ngoài.

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm